• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

Thông tin Mobile và Thiết Bị Số Old

Status
Không mở trả lời sau này.

NgocVNPT

New Member
5 mẫu ĐTDĐ Sky tương lai





1206500208_5mau.JPG


The Lily Tower (Bông Huệ) Hãng Pantech hợp tác với nhiều trường đại học Hàn Quốc giới thiệu một bộ sưu tập thiết kế điện thoại dành cho năm 2010.

Những điện thoại này được thiết kế dưới nhãn hiệu di động Sky và hình ảnh của 5 trong số các mẫu thuộc bộ sưu tập này đã được trang web akihabaranews giới thiệu. Cũng theo trang web này, các mẫu di động này được thiết kế bởi các sinh viên trong các trường đại học. Mỗi mẫu thiết kế đều được gắn với những cái tên rất ấn tượng.

ImageView.aspx


Mẫu thiết kế điện thoại di động này mang tên: The Wavy Stream (tạm dịch: Gợn Sóng)

ImageView.aspx


Đây là chiếc di động The WaterFall Fish (Tạm dịch: Thác nước)

ImageView.aspx


The Simplice Section (Sự đơn giản)

ImageView.aspx


The Cell Dot ( Dấu chấm)

ImageView.aspx


The Lily Tower (Bông Huệ)

(Theo Báo bưu điện việt nam)
 

NgocVNPT

New Member
Những chiếc di động có thời gian đàm thoại lâu




1206499789_nhungchiecdidong.bmp


HTC Vox S710 Một tiêu chí nhiều người thường không cân nhắc khi chọn mua điện thoại di động đó là tuổi thọ của pin.

Đây có thể là một trong những đặc tính quan trọng nhất của một chiếc di động vì tất cả nhạc chuông hay âm thanh của một thiết bị cầm tay ưa nhìn sẽ không có nghĩa lý gì nếu pin hết quá nhanh.

Các nhà sản xuất điện thoại di động thường cung cấp cho bạn thời gian đàm thoại ước lượng của một chiếc di động, đó là tiêu chuẩn để áp dụng, tuy nhiên không phải lúc nào cũng chính xác. Tạp chí CNET tiến hành vài thử nghiệm về tuổi thọ pin để tìm ra thời gian đàm thoại thực sự của một chiếc di động. Nhìn chung, các loại điện thoại GSM đã dành chiến thắng trong cuộc thử nghiệm tuổi thọ của pin với thời gian đàm thoại khá lâu khoảng trên bốn tiếng đồng hồ. Dưới đây là vài dòng ghi nhanh về những mẫu điện thoại có tuổi thọ pin cao.

Đứng đầu danh sách là chiếc HTC Vox S710 mở khoá với thời gian đàm thoại lên đến 11 giờ. Sony Ericssons cũng là dòng điện thoại khá tốt khi xét về tuổi thọ của pin và mẫu điện thoại Sony Ericsson P1i (9,5 giờ) và Sony Ericsson W850i (11,5 giờ) cũng không phải là ngoại lệ, cả hai mẫu điện thoại này đều mở khoá sẵn. Nếu bạn muốn mẫu điện thoại của một hãng truyền thông Mỹ thì chiếc T-Mobile Wing khá ổn với thời gian đàm thoại lên đến 9 giờ. Còn với hãng AT&T thì Motorola Krzr K1 với 9,25 giờ đàm thoại là một lựa chọn thật tuyệt vời.

ImageView.aspx


Motorola Krzr K1 (trái) và T-Mobile Wing

ImageView.aspx


Sony Ericsson W850i (phải) và Sony Ericsson P1i

ImageView.aspx


HTC Vox S710

(Theo CNet)
 

NgocVNPT

New Member
LG-SH240 - Như chạm vào làn da




1206498226_memmainhu.bmp

Hãng điện tử LG vừa cho ra mắt loại điện thoại di động mới có vỏ bọc được làm từ nguyên liệu silicon cho người dùng cảm giác như chạm vào da người.

Mẫu máy di động này mang mã hiệu LG-SH240 và hỗ trợ công nghệ 3G. Điểm khác biệt mà hãng LG mang đến cho mẫu máy này đối với các mẫu di động khác không phải nằm trong công nghệ mà máy tích hợp mà chính là ở lớp vỏ máy. Khi cầm máy, người sử dụng sẽ có một cảm giác rất quen thuộc, gần gũi như khi chạm vào làn da của chính mình. Bởi vỏ máy được sản xuất từ nguyên liệu silicon.

Sự đàn hồi trong những chạm nhẹ của ngón tay trên bàn phím hay các nút điều khiển định hướng sẽ mang đến cảm giác mới cho người dùng.

Các thông số kỹ thuật của máy bao gồm khả năng kết nối không dây Bluetooth, kết nối mạng tốc độ cao HSPDA, một camera 2 megapixel. Máy cũng hỗ trợ khả năng chơi nhạc dưới định dạng MP3, thoại hình. Thêm vào đó, tài chính và viễn thông sẽ hoà làm một với SH240 vởi máy hỗ trợ dịch vụ Moneta tại Hàn Quốc của hãng viễn thông SK Telecom. Đây là một dịch vụ thanh toán qua di động với những dịch vụ ngân hàng.

Máy dự tính sẽ có giá dưới 400.000 won (khoảng 409 USD).


(Theo Aving)
 

NgocVNPT

New Member
ZJ268 - Nâng cao giới hạn thời lượng pin




1206499464_nangcaogioihan.JPG


Mẫu máy di động có thời lượng pin dài. Chiếc điện thoại ZJ268 của Trung Quốc vừa được giới thiệu mang đến cho người dùng một khả năng tưởng chừng như không thể: Thời lượng pin trong chế độ chờ lên đến 666 ngày.


Theo những thông tin cập nhật về ZJ268, chiếc máy này cho thời lượng 666 ngày cho một lần sạc pin. Như vậy chiếc điện thoại này đã "tước ngôi vua" của mẫu di động LionKing 800 với thời lượng pin 1 năm trong chế độ chờ.

Máy sử dụng loại pin đặc biệt 32.800mAh có kích cỡ tương đương với một chiếc thẻ tín dụng thông thường có kích thước 87 x 51 x 10 mm với trọng lượng 0.12 kg (120g).

ZJ268 mang thiết kế dạng thanh kẹo nhỏ gọn, tích hợp đến hai khe cắm sim, tương thích với mạng di động toàn cầu GSM 900. Máy cũng hỗ trợ kết nối không dây Bluetooth, hệ thống âm thanh 4 loa, khả năng chơi nhạc MP3, đọc sách điện tử và một camera cảm biến ảnh 1,3 megapixel.

Máy tích hợp màn hình hiển thị cảm ứng 3 inch và chỉ có giá là 128 USD.

Một số hình ảnh của ZJ268:

ImageView.aspx
ImageView.aspx

(Theo ubergizmo/gadgetell.com)
 

NgocVNPT

New Member
Di động “tranh hùng”




Đang diễn ra một cuộc chiến giành ngôi vị đầy kịch tính trong top 5 hãng sản xuất điện thoại hàng đầu của thế giới.

Ưu thế vượt trội thuộc về Nokia, trong khi “gã người Mỹ” Motorola yếu thế hơn hẳn. Samsung, LG, và Sony Ericsson mỗi hãng đều có những thế mạnh và điểm yếu riêng.

“Nóng” trận tranh “huy chương đồng”

Vào lúc này, Motorola đang phải đương đầu với vô số khó khăn.

Trong mấy tháng trở lại đây, nhiều lãnh đạo của hãng đã bị sa thải hoặc bỏ việc, trong đó có cả giám đốc tài chính, giám đốc marketing, giám đốc kỹ thuật, và cả chủ tịch phụ trách bộ phận thiết bị di động.

Một nửa số nhân viên của hãng tại trung tâm thiết kế ở Birmingham (Anh) có lẽ cũng sắp bị sa thải. Nhà đầu tư Carl Icahn mới đây đã nâng cổ phần tại Motorola lên mức 6,3% và tuyên bố sẽ tiến hành một vụ kiện nhằm giành quyền tiếp cận với các tài liệu của hãng.

Các nhà quan sát thì cho rằng, Motorola đã từ quá lâu không thể tung ra một chiếc điện thoại di động hấp dẫn và được dự báo là sẽ không gây được ấn tượng mạnh tại hội nghị của ngành công nghiệp điện thoại di động (CTIA Wireless) sắp được tổ chức.

Các nhà phân tích còn đang lên tiếng cảnh báo rằng, Motorola đang có nguy cơ tiếp tục tụt hạng trên bảng xếp hạng các hãng điện thoại di động toàn cầu theo doanh số. Hiện Motorola đang ở vị trí thứ 3, và rất có thể sẽ rơi xuống vị trí thứ 4.

Đây quả thực là một điều tồi tệ vì mới cách đây chưa đây một năm, Motorola vừa mới đánh mất ngôi vị thứ hai vào đối thủ Hàn Quốc Samsung. Trong vòng một năm trở lại đây, hãng đã để vuột mất một nửa thị phần toàn cầu của mình - một cú “nhảy cầu” mà giới chuyên môn cho là “vô tiền khoáng hậu”.

Với sự lao dốc của Motorola, các đối thủ khác thừa cơ tấn tới, khiến cuộc chiến giành ngôi vị thứ 3 đang mỗi lúc một thêm gay gắt. Hai hãng điện thoại hiện ở vị trí thứ 4 và 5 là Sony Ericsson và LG đã cho thấy rõ ý định trong việc tăng thị phần và chiếm lấy chiếc “huy chương đồng” này. Sony Ericsson đặt mục tiêu sẽ giành vị trí này vào năm 2011, còn với LG sẽ là năm 2010.

Chắc chắn không đối thủ nào có thể cạnh tranh với ngôi vị số 1 của Nokia. Thống kê cho thấy, hãng điện thoại Phần Lan này đạt doanh số 134 triệu chiếc điện thoại vào quý 4/2007.

Tuy nhiên, các đối thủ theo sau Nokia đang bám đuổi nhau rất sát nút. Cũng trong quý 4 năm ngoái, Samsung đạt doanh số 46 triệu điện thoại, tiếp đó là Motorola với 41 triệu chiếc, Sony Ericsson với 31 triệu chiếc, và LG với 24 triệu chiếc.

Và trong bối cảnh người tiêu dùng đang có xu hướng “xa lánh” những chiếc điện thoại hiệu Motorola, vị trí thứ ba có lẽ đã trở thành vị trí được thèm muốn nhất hiện nay đối với các hãng điện thoại.

Điều này càng đúng khi ngành công nghiệp điện thoại di động đang phải đối mặt với nhiều thử thách hơn.

Với hơn 1 tỷ chiếc điện thoại di động được tiêu thụ hàng năm, thị trường tại các khu vực phát triển đang đạt tới mức bão hòa. Giá bán bình quân của các loại điện thoại di động đang đi xuống, trong khi doanh số của các hãng đang tiến sát mức đỉnh điểm. Mặt khác, thậm chí cả những chiếc điện thoại được coi là “hit” cũng chỉ được chuộng trong vòng khoảng 3 năm là cùng, trong khi khoảng thời gian này vào những năm 1990 là 5 năm.

Ngoài ra, ngành công nghiệp điện thoại di động hiện không chỉ tập trung vào phần cứng như trước đây mà còn đang đi theo các xu hướng công nghệ định vị toàn cầu, thời trang, các ứng dụng và hệ điều hành, tạo thành một “hệ sinh thái các dịch vụ” theo cách nói của một chuyên gia.

Vị trí xếp hạng đối với các hãng điện thoại không chỉ là một chiến thắng mang ý nghĩa biểu tượng. Đứng trong top 3 đồng nghĩa với sản lượng lớn, mà sản lượng lớn lại có nghĩa là chi phí sản xuất thấp hơn và khả năng cạnh tranh cao hơn.

Chẳng hạn, ở vị trí số 1, Nokia được dự báo là sẽ tiêu thụ hơn 500 triệu chiếc điện thoại di động trong năm nay, cao gấp đôi so với “á quân” Samsung. Theo các chuyên gia, xét ở phương diện một nhà sản xuất, ở trong top 5 là một điều tốt, còn ở trong top 3 là một điều tuyệt vời.

Mạnh và yếu

Giai đoạn hiện nay được coi là thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử 25 năm của ngành công nghiệp điện thoại di động. Thêm vào đó, đối thủ Nokia lại quá mạnh.

Hiện Nokia đang kiểm soát 39% thị trường điện thoại toàn cầu nên có thể tận dụng được gần như triệt để được những ưu thế nhờ quy mô mà có.

Mặc dù không thực sự nổi bật ở thị trường Bắc Mỹ, Nokia đang thống lĩnh những thị trường mới nổi như châu Phi, Ấn Độ và Trung Quốc - những thị trường sẽ có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng trong tương lai của ngành công nghiệp điện thoại di động.

Mặt khác, Nokia đã rất khôn ngoan khi đầu tư vào lĩnh vực nội dung cho điện thoại di động bằng cách cho ra đời trang web dịch vụ trên mạng có tên là Ovi. Trong khi đó, Nokia cũng được coi là hãng điện thoại có sản phẩm đa dạng nhất, từ những sản phẩm cực bình dân, tới những sản phẩm siêu cao cấp.

Những thế mạnh này đã giúp Nokia rũ sạch mọi nỗi lo về khả năng tăng trưởng chậm lại của thị trường điện thoại di động toàn cầu. Các nhà phân tích cho rằng, Nokia luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực, từ phát triển thương hiệu, sản phẩm tới phân phối, và khoảng cách giữa Nokia và các đối thủ luôn là 2 - 3 năm phát triển.

Sức mạnh đó của Nokia đã chia top 5 nhà sản xuất hàng đầu thành 2 hạng. Hạng thứ nhất chỉ có Nokia, và hạng hai bao gồm 4 hãng còn lại. Samsung chỉ chiếm thị phần 14% và thi thoảng vẫn gây chú ý bằng cách tung ra những chiếc điện thoại bóng bẩy.

Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng, vị trí của Samsung là khá vững nhờ hãng đang tích cực tiến vào thị trường châu Âu và các thị trường đang nổi lên, tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu người tiêu dùng và áp dụng phổ biến hệ điều hành mở như Windows Mobile, Symbian và Android của Google. Không ít người cho rằng, Samsung đã biến những điểm yếu của Motorola thành những điểm mạnh của mình.

Điểm yếu “chết người” của Motorola, không gì khác, chính là những chiếc điện thoại mà hãng sản xuất ra. Từ sau chiếc Razr được tung ra vào năm 2004 đến nay, Motorola vẫn chưa thể có một chiếc điện thoại nào thành công như thế. Hãng cũng đã nỗ lực để giành chiếc “vương miện” dành cho “vua” điện thoại giá rẻ Nokia, nhưng bất thành.

Ở tình trạng hiện nay, thậm chí nếu có liên kết với hãng sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE cũng khó có thể đưa Motorola trở lại với vị trí số 2. Với thị phần 1,2% trên thị trường điện thoại di động toàn cầu, ZTE xem ra quá nhỏ bé.

Có vẻ như LG và Sony Ericsson sẽ được lợi nhiều từ thế yếu của Motorola. Cả hai đều có những thế mạnh riêng của mình.

Sau khi tạo được một cú đột phá mạnh với chiếc điện thoại Chocolate, LG đã tạo dựng được uy tín về mặt thiết kế và công nghệ kết nối. Nhờ có quan hệ đối tác chặt chẽ với các mạng điện thoại của Mỹ, LG chiếm thị phần tại Mỹ cao hơn hẳn Sony Ericsson.

Là liên doanh giữa hãng Sony của Nhật và hãng Ericsson của Thụy Điển, Sony Ericsson đã áp dụng mạnh mẽ công nghệ nghe nhạc của Sony Walkman và công nghệ chụp ảnh của Cybershot vào những chiếc điện thoại của mình. Thế mạnh của Sony Ericsson là biết đánh bóng thương hiệu và có nhiều sản phẩm sử dụng công nghệ GSM, loại công nghệ hiện phổ biến nhất trong lĩnh vực điện thoại di động trên thế giới.

Nhưng những chiếc điện thoại không hề rẻ của Sony Ericsson sẽ khiến hãng dễ bị tổn thương hơn trong trường hợp suy thoái kinh tế. Vào ngày 19/3 vừa qua, hãng đã hạ mạnh mức dự báo doanh số quý 1 của hãng, trong đó có đề cập tới doanh số ảm đạm của các loại sản phẩm tầm trung và cao cấp tại thị trường châu Âu.

Các nhà phân tích cũng đang tỏ thái độ hoài nghi về mức động thành công của chiếc XPeria X1 rất bắt mắt của hãng sắp tung ra vào nửa sau của năm nay. Với mức giá từ 800 - 1.000 USD/chiếc theo như quảng cáo của Sony Ericsson, chiếc điện thoại này quá đắt để có thể được tiêu thụ rộng rãi. Và như thế, LG sẽ càng có cơ hội để thu hẹp khoảng cách.

Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ khác trong top 10 cũng đang diễn ra rất quyết liệt. Hai nhà sản xuất ở vị trí số 6 và số 10 là Research In Motion (nhà sản xuất điện thoại BlackBerry) và Apple đang tiến về phía trước với tốc độ nhanh chóng. Nhưng theo dự báo, việc hai hãng này lọt vào top 5 là điều khó xảy ra trong tương lai gần, thậm chí trong trường hợp Apple bán được 10 triệu chiếc iPhone vào năm nay như kế hoạch của hãng.

Theo các nhà chuyên môn, hy vọng cho Motorola là không nhiều. Vào những năm 1990, Motorola có một giai đoạn thụt lùi và phải mất 7 - 8 năm để phục hồi thị phần. Trong khi đó, Nokia mất thị phần vào năm 2005 nhưng chỉ 3 năm sau hãng này đã lấy lại được những gì đã mất. Bởi vậy, có lẽ Motorola phải mất ít nhất 5 năm nữa để thay đổi tình hình.

Còn vào lúc này, cuộc chiến giành ngôi vị thứ 3 vẫn sẽ còn căng thẳng.
(Theo Vneconomy)
 

NgocVNPT

New Member
Điện thoại nhãn hiệu thời trang




1206495753_dientoaididong.JPG

LG Prada, Samsung Giorgio Armani, Pierre Cardin, Levis đang là những chiếc điện thoại thời trang được ưa chuộng của một bộ phận dân chơi mobile sành điệu, ưa thích các thương hiệu thời trang nổi tiếng.

Ngoài kiểu dáng khá bắt mắt, sang trọng, nhiều tính năng độc đáo phụ trợ thì những thương hiệu thời trang như Prada, Armani, Pierre Cardin, Levis trở thành tâm điểm thu hút.

Mobile trình diễn thời trang

Lần lượt xuất hiện từ cuối 2006, các mẫu điện thoại mang nhãn hiệu thời trang với số lượng hạn chế nhưng góp phần khá lớn vào việc tạo ra một diện mạo mới trong phong trào chơi điện thoại đầu năm 2008.

Đầu tiên là sự ra mắt của Calvin Klein CK phiên bản D900 Ultra Edition với số lượng hạn chế khoảng 1000 chiếc. Nhà thời trang CK cùng Samsung mang lại nguồn cảm hứng mới cho mẫu điện thoại trượt mỏng, nhẹ đình đám cuối năm 2006.

Được đánh giá là chiếc điện thoại thời trang và "bụi bặm", CK D900 model với lớp vỏ làm từ Magie và sợi quang rất bền.

Những bộ quần áo thời trang của CK được cài làm hình nền và thay đổi tùy theo sở thích người dùng. Cùng thời điểm này, nhãn hiệu D&G của nhà thiết kế thời trang người ý Dolce Gabbana bắt tay với Motorola để tung ra chiếc điện thoại "xa xỉ" Rarz V3 bằng vàng và bạc. Được giới thiệu khá rình rang vào đầu năm 2007, LG Prada tiếp tục là chiếc điện thoại thời trang gây nhiều chú ý.

Từ mối hợp tác với hãng thời trang nổi tiếng của Italia Prada, LG công bố mẫu điện thoại Prada phone KE850 với thiết kế trang nhã, lịch lãm, gọn gàng trong lòng bàn tay, màn hình cảm ứng chạm đa điểm đầu tiên. Đặc biệt là nhanh chóng tiếp cận người tiêu dùng với cái tên rất thời trang Prada danh tiếng.

Chính những yếu tố này đã khiến LG Prada sau đó giành được giải thưởng thiết kế "Best of the Best" như minh chứng cho thành quả của sự kết hợp điện thoại và thời trang.

Trong show diễn thời trang xuân hè 2008 của hãng Armani (Milan, Italia) và được Samsung giới thiệu vào cuối tháng 2/2008 tại Việt Nam, mẫu điện thoại thời trang Samsung Giorgio Armani làm không ít người ngạc nhiên. Khoác trên mình bộ cánh đen bằng da sang trọng đi cùng tông với những bộ quần áo, túi xách cùng tên thời trang, Giorgio Armani đã đánh trúng tâm lý của những khách hàng giàu có yêu thích sự đồng bộ. Thiết kế cực nhỏ, nhẹ đi cùng những chức năng như dễ dàng nhấn gọi khẩn cấp qua âm thanh đến những số điện thoại cài đặt sẵn kể cả khi điện thoại ở trong túi quần hoặc túi xách. Khả năng định vị GPS chính xác hay truy cập Internet tốc độ cao... đều là những tính năng bảo vệ "đại gia" có tính hấp dẫn cao với khách hàng sang, điệu đàng muốn khẳng định 1 đẳng cấp chơi đồ công nghệ thời trang.

Thoại thời trang- thị trường tiềm năng

Không muốn để các thương hiệu thời trang khác qua mặt, ông chủ của hãng quần bò nổi danh xứ Mỹ Levis cũng liên kết ngay với ModeLabs kịp thời tung ra mẫu điện thoại cùng tên Levis vào cuối năm 2007 tại Hongkong. Ngược hẳn với Prada và Armani đậm nét quý phái, Levis bụi bặm hợp với những chiếc quần Jean.

Dáng ngoài hiện đại với những đường chéo caro mạnh mẽ, mặt sau thân máy làm bằng kim loại sáng trắng không gỉ có khắc tên Levis. Và một sợi dây xích lủng lẳng làm nhiệm vụ kết nối điện thoại và quần Jean cũng được thiết kế không kém độc đáo và thời trang. Levis sau đó cũng chiếm được cảm tình của bộ phận khách hàng trẻ tuổi dù giá khá cao (khoảng 10 triệu đồng) và hơi khó tìm mua.

Với dân sành chơi hay tim tòi trên mạng thì thị trường Việt mới đây còn đón nhận thêm nhiều cái tên mobile thời trang khác. Pierre Cardin PC 8988 là điển hình của mẫu điện thoại "ăn theo" thương hiệu thời trang.

Mẫu điện thoại này do Trung Quốc sản xuất và lấy tên hãng thời trang Pierre Cardin để thu hút. Thiết kế ngoài khá giống các mẫu điện thoại trượt dòng D của Samsung, kiểu dáng khá đẹp, vỏ ngoài sáng đẹp, nhiều tính năng phụ trợ. Đặc biệt nhờ có gắn mác thời trang, giá rẻ (1,5 triệu đồng), tìm mua dễ dàng nên được nhiều bạn trẻ săn lùng.

Sau khi ra mắt công bố mẫu điện thoại thời trang cao cấp Armani, đại diện của Samsung cũng cho biết dự định tiếp theo là sẽ sản xuất thêm nhiều sản phẩm điện tử di động mới mang tên Giorgio Armani, Emperio Armani và Armani Casa. Riêng những chiếc điện thoại của Levis dù số lượng ở Việt Nam rất ít (khoảng 5 chiếc) nhưng theo một dân kinh doanh điện thoại thì thi trường sử dụng thoại thời trang rất tiềm năng.

Một mặt nào đó, các mẫu điện thoại đã đánh đúng tâm lý chơi tông/tông để phù hợp với nhãn hiệu thời trang cho bộ phận thành đạt đang lên. Mặt khác, cách thiết kế, cấu tạo và tính năng ở những mẫu điện thoại này có nhiều yếu tố đặc biệt hơn những dòng sản phẩm hiện thời.

Trong đó, không thể không đề cập đến yếu tố mấu chốt nhất là mang lại luồng sinh khí mới trong sự hòa quyện của công nghệ và thời trang.

Không chỉ có điện thoại, mới đây Levis và Modelabs tiếp tục sản xuất tai nghe Bluetooth thời trang mang tên Levis. Đi kèm với chiếc điện thoại V3 sang trọng là bộ sưu tập phụ kiện túi xách vàng, tai nghe Bluetooth và headphone đều bằng vàng để tạo sự đồng bộ toàn diện từ trang phục đến các thiết bị điện tử phụ vụ nhu cầu của những khách hàng trẻ khá giả đang muốn khẳng định mình.

Một số mẫu điện thoại nhãn hiệu thời trang trên thế giới

Bên cạnh các mẫu Prada, Levis, Armani thì còn khá nhiều chiếc điện thoại thời trang khác như: Versus (một nhánh của Versace) kết hợp với Samsung để ra mẫu vỏ sò E500 có các họa tiết trang trí lạ mắt.

Không kém phần đắt đỏ, sang trọng là mẫu Escada SL65 của Siemens và Escada (Đức). Không như những chiếc Siemens "nồi đòng cối đá", Escada SL65 là một tác phẩm nghệ thuật nổi bật với những hạt pha lê trong suốt của hãng Swarowski đính trên bề mặt điện thoại.

Các nhà thiết kế cũng khéo léo kết hợp các gam màu khác nhau như màu xanh của vải bò và gam màu trắng may thủ công tạo nét đẹp sang trọng. SL65 Escada còn được gắn thêm 3 chuỗi ngọc trai để thời trang và nữ tính hơn.

Nổi tiếng với những bộ thời trang vừa gợi cảm vừa hoang dã, phong cách đó của Roberto Cavalli đã ảnh hưởng đến mẫu LG U880 Roberto Cavalli với những đường vằn vện của lông thú được vẽ cầu kỳ bên ngoài lớp vỏ. Sản phẩm đắt tiền, gần 20 triệu đồng. Đi kèm máy là những chai nước hoa Serpentine EDP quyến rũ.
(Theo XHTT)
 

NgocVNPT

New Member
Dell và HP thiếu pin laptop


Dell-250308.jpg

Hôm qua, hai nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới đã thừa nhận đang phải đối mặt với tình trạng thiếu pin dành cho máy tính xách tay do các nhà máy sản xuất pin LG Chem bị cháy hồi tháng đầu tháng.

LG Chem là đối tác cung cấp pin lớn nhất của Dell và HP. Tuy nhiên, Dell và HP đang cố gắng hợp tác với các nhà cung cấp khác để khắc phục vấn đề này để chi phí.

Dell cho biết giá pin của máy tính xách tay đã tăng mạnh do thiếu hàng, một phần là do nhà máy LG Chem ở Hàn Quốc bị cháy hôm 3/3. Vụ cháy này đã khiến cho nguồn cung cho pin laptop bị thiếu nặng nề, tác động trực tiếp đến các hãng sản xuất máy tính khác nữa, như Asustek Computer, thiếu đến 40% laptop xuất xưởng trong quý II năm nay.

Phát ngôn viên của Dell không cho biết những ảnh hưởng do thiếu nguồn pin, hãng chỉ nói rằng tác động lớn nhất đó là giá bán của sản phẩm. “Chúng tôi đang cố gắng làm việc với các đối tác khác để giảm thiểu tác động về giá, ảnh hưởng đến người tiêu dùng”, phát ngôn viên của Dell khẳng định.
Theo Reuters
 

NgocVNPT

New Member
Di động “tranh hùng”



SE-moible-nb.jpg

Những chiếc điện thoại đắt tiền của Sony Ericsson dễ mất khách nếu kinh tế thế giới suy yếu. Đang diễn ra một cuộc chiến giành ngôi vị đầy kịch tính trong top 5 hãng sản xuất điện thoại hàng đầu của thế giới. Ưu thế vượt trội thuộc về Nokia, trong khi “gã người Mỹ” Motorola yếu thế hơn hẳn. Samsung, LG, và Sony Ericsson mỗi hãng đều có những thế mạnh và điểm yếu riêng.


“Nóng” trận tranh “huy chương đồng”

Vào lúc này, Motorola đang phải đương đầu với vô số khó khăn.

Trong mấy tháng trở lại đây, nhiều lãnh đạo của hãng đã bị sa thải hoặc bỏ việc, trong đó có cả giám đốc tài chính, giám đốc marketing, giám đốc kỹ thuật, và cả chủ tịch phụ trách bộ phận thiết bị di động.

Một nửa số nhân viên của hãng tại trung tâm thiết kế ở Birmingham (Anh) có lẽ cũng sắp bị sa thải. Nhà đầu tư Carl Icahn mới đây đã nâng cổ phần tại Motorola lên mức 6,3% và tuyên bố sẽ tiến hành một vụ kiện nhằm giành quyền tiếp cận với các tài liệu của hãng.

Các nhà quan sát thì cho rằng, Motorola đã từ quá lâu không thể tung ra một chiếc điện thoại di động hấp dẫn và được dự báo là sẽ không gây được ấn tượng mạnh tại hội nghị của ngành công nghiệp điện thoại di động (CTIA Wireless) sắp được tổ chức.

Các nhà phân tích còn đang lên tiếng cảnh báo rằng, Motorola đang có nguy cơ tiếp tục tụt hạng trên bảng xếp hạng các hãng điện thoại di động toàn cầu theo doanh số. Hiện Motorola đang ở vị trí thứ 3, và rất có thể sẽ rơi xuống vị trí thứ 4.

Đây quả thực là một điều tồi tệ vì mới cách đây chưa đây một năm, Motorola đánh mất ngôi vị thứ hai vào đối thủ Hàn Quốc Samsung. Trong vòng một năm trở lại đây, hãng đã để vuột mất một nửa thị phần toàn cầu của mình - một cú “nhảy cầu” mà giới chuyên môn cho là “vô tiền khoáng hậu”.

Với sự lao dốc của Motorola, các đối thủ khác thừa cơ tấn tới, khiến cuộc chiến giành ngôi vị thứ 3 đang mỗi lúc một thêm gay gắt. Hai hãng điện thoại hiện ở vị trí thứ 4 và 5 là Sony Ericsson và LG đã cho thấy rõ ý định trong việc tăng thị phần và chiếm lấy chiếc “huy chương đồng” này. Sony Ericsson đặt mục tiêu sẽ giành vị trí này vào năm 2011, còn với LG sẽ là năm 2010.

Chắc chắn không đối thủ nào có thể cạnh tranh với ngôi vị số 1 của Nokia. Thống kê cho thấy, hãng điện thoại Phần Lan này đạt doanh số 134 triệu chiếc điện thoại vào quý 4/2007.

Tuy nhiên, các đối thủ theo sau Nokia đang bám đuổi nhau rất sát nút. Cũng trong quý 4 năm ngoái, Samsung đạt doanh số 46 triệu điện thoại, tiếp đó là Motorola với 41 triệu chiếc, Sony Ericsson với 31 triệu chiếc, và LG với 24 triệu chiếc.

Và trong bối cảnh người tiêu dùng đang có xu hướng “xa lánh” những chiếc điện thoại hiệu Motorola, vị trí thứ ba có lẽ đã trở thành vị trí được thèm muốn nhất hiện nay đối với các hãng điện thoại.

Điều này càng đúng khi ngành công nghiệp điện thoại di động đang phải đối mặt với nhiều thử thách hơn.

Với hơn 1 tỷ chiếc điện thoại di động được tiêu thụ hàng năm, thị trường tại các khu vực phát triển đang đạt tới mức bão hòa. Giá bán bình quân của các loại điện thoại di động đang đi xuống, trong khi doanh số của các hãng đang tiến sát mức đỉnh điểm. Mặt khác, thậm chí cả những chiếc điện thoại được coi là “hit” cũng chỉ được chuộng trong vòng khoảng 3 năm là cùng, trong khi khoảng thời gian này vào những năm 1990 là 5 năm.

Ngoài ra, ngành công nghiệp điện thoại di động hiện không chỉ tập trung vào phần cứng như trước đây mà còn đang đi theo các xu hướng công nghệ định vị toàn cầu, thời trang, các ứng dụng và hệ điều hành, tạo thành một “hệ sinh thái các dịch vụ” theo cách nói của một chuyên gia.

Vị trí xếp hạng đối với các hãng điện thoại không chỉ là một chiến thắng mang ý nghĩa biểu tượng. Đứng trong top 3 đồng nghĩa với sản lượng lớn, mà sản lượng lớn lại có nghĩa là chi phí sản xuất thấp hơn và khả năng cạnh tranh cao hơn.

Chẳng hạn, ở vị trí số 1, Nokia được dự báo là sẽ tiêu thụ hơn 500 triệu chiếc điện thoại di động trong năm nay, cao gấp đôi so với “á quân” Samsung. Theo các chuyên gia, xét ở phương diện một nhà sản xuất, ở trong top 5 là một điều tốt, còn ở trong top 3 là một điều tuyệt vời.

Mạnh và yếu

Giai đoạn hiện nay được coi là thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử 25 năm của ngành công nghiệp điện thoại di động. Thêm vào đó, đối thủ Nokia lại quá mạnh.

Hiện Nokia đang kiểm soát 39% thị trường điện thoại toàn cầu nên có thể tận dụng được gần như triệt để được những ưu thế nhờ quy mô mà có.

Mặc dù không thực sự nổi bật ở thị trường Bắc Mỹ, Nokia đang thống lĩnh những thị trường mới nổi như châu Phi, Ấn Độ và Trung Quốc - những thị trường sẽ có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng trong tương lai của ngành công nghiệp điện thoại di động.

Mặt khác, Nokia đã rất khôn ngoan khi đầu tư vào lĩnh vực nội dung cho điện thoại di động bằng cách cho ra đời trang web dịch vụ trên mạng có tên là Ovi. Trong khi đó, Nokia cũng được coi là hãng điện thoại có sản phẩm đa dạng nhất, từ những sản phẩm cực bình dân, tới những sản phẩm siêu cao cấp.

Những thế mạnh này đã giúp Nokia rũ sạch mọi nỗi lo về khả năng tăng trưởng chậm lại của thị trường điện thoại di động toàn cầu. Các nhà phân tích cho rằng, Nokia luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực, từ phát triển thương hiệu, sản phẩm tới phân phối, và khoảng cách giữa Nokia và các đối thủ luôn là 2 - 3 năm phát triển.

Sức mạnh đó của Nokia đã chia top 5 nhà sản xuất hàng đầu thành 2 hạng. Hạng thứ nhất chỉ có Nokia, và hạng hai bao gồm 4 hãng còn lại. Samsung chỉ chiếm thị phần 14% và thi thoảng vẫn gây chú ý bằng cách tung ra những chiếc điện thoại bóng bẩy.

Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng, vị trí của Samsung là khá vững nhờ hãng đang tích cực tiến vào thị trường châu Âu và các thị trường đang nổi lên, tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu người tiêu dùng và áp dụng phổ biến hệ điều hành mở như Windows Mobile, Symbian và Android của Google. Không ít người cho rằng, Samsung đã biến những điểm yếu của Motorola thành những điểm mạnh của mình.

Điểm yếu “chết người” của Motorola, không gì khác, chính là những chiếc điện thoại mà hãng sản xuất ra. Từ sau chiếc Razr được tung ra vào năm 2004 đến nay, Motorola vẫn chưa thể có một chiếc điện thoại nào thành công như thế. Hãng cũng đã nỗ lực để giành chiếc “vương miện” dành cho “vua” điện thoại giá rẻ Nokia, nhưng bất thành.

Ở tình trạng hiện nay, thậm chí nếu có liên kết với hãng sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc ZTE cũng khó có thể đưa Motorola trở lại với vị trí số 2. Với thị phần 1,2% trên thị trường điện thoại di động toàn cầu, ZTE xem ra quá nhỏ bé.

Có vẻ như LG và Sony Ericsson sẽ được lợi nhiều từ thế yếu của Motorola. Cả hai đều có những thế mạnh riêng của mình.

Sau khi tạo được một cú đột phá mạnh với chiếc điện thoại Chocolate, LG đã tạo dựng được uy tín về mặt thiết kế và công nghệ kết nối. Nhờ có quan hệ đối tác chặt chẽ với các mạng điện thoại của Mỹ, LG chiếm thị phần tại Mỹ cao hơn hẳn Sony Ericsson.

Là liên doanh giữa hãng Sony của Nhật và hãng Ericsson của Thụy Điển, Sony Ericsson đã áp dụng mạnh mẽ công nghệ nghe nhạc của Sony Walkman và công nghệ chụp ảnh của Cybershot vào những chiếc điện thoại của mình. Thế mạnh của Sony Ericsson là biết đánh bóng thương hiệu và có nhiều sản phẩm sử dụng công nghệ GSM, loại công nghệ hiện phổ biến nhất trong lĩnh vực điện thoại di động trên thế giới.

Nhưng những chiếc điện thoại không hề rẻ của Sony Ericsson sẽ khiến hãng dễ bị tổn thương hơn trong trường hợp suy thoái kinh tế. Vào ngày 19/3 vừa qua, hãng đã hạ mạnh mức dự báo doanh số quý 1 của hãng, trong đó có đề cập tới doanh số ảm đạm của các loại sản phẩm tầm trung và cao cấp tại thị trường châu Âu.

Các nhà phân tích cũng đang tỏ thái độ hoài nghi về mức động thành công của chiếc XPeria X1 rất bắt mắt của hãng sắp tung ra vào nửa sau của năm nay. Với mức giá từ 800 - 1.000 USD/chiếc theo như quảng cáo của Sony Ericsson, chiếc điện thoại này quá đắt để có thể được tiêu thụ rộng rãi. Và như thế, LG sẽ càng có cơ hội để thu hẹp khoảng cách.

Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ khác trong top 10 cũng đang diễn ra rất quyết liệt. Hai nhà sản xuất ở vị trí số 6 và số 10 là Research In Motion (nhà sản xuất điện thoại BlackBerry) và Apple đang tiến về phía trước với tốc độ nhanh chóng. Nhưng theo dự báo, việc hai hãng này lọt vào top 5 là điều khó xảy ra trong tương lai gần, thậm chí trong trường hợp Apple bán được 10 triệu chiếc iPhone vào năm nay như kế hoạch của hãng.

Theo các nhà chuyên môn, hy vọng cho Motorola là không nhiều. Vào những năm 1990, Motorola có một giai đoạn thụt lùi và phải mất 7 - 8 năm để phục hồi thị phần. Trong khi đó, Nokia mất thị phần vào năm 2005 nhưng chỉ 3 năm sau hãng này đã lấy lại được những gì đã mất. Bởi vậy, có lẽ Motorola phải mất ít nhất 5 năm nữa để thay đổi tình hình.

Còn vào lúc này, cuộc chiến giành ngôi vị thứ 3 vẫn sẽ còn căng thẳng.

VnEconomy
 

NgocVNPT

New Member
Samsung trình làng thêm “dế” cảm ứng



Samsung-haptic.jpg


Samsung Anycall Haptic SCH-W420.

Điện thoại Anycall Haptic SCH-W420 của Samsung còn mỏng manh hơn cả Apple iPhone và đặc biệt “chú dế” mới nhất của hãng điện thoại Hàn Quốc còn có khả năng cảm nhận 22 cách thức chuyển động của ngón tay khi người dùng lướt trên màn hình.


Màn hình cảm ứng (touchscreen) đã xuất hiện trong nhiều mẫu điện thoại từ cách đây 1 năm, nhưng điện thoại AnyCall Haptic nổi bật hơn cả nhờ chức năng nhạy cảm với ngón tay khi chủ nhân thao tác trên màn hình, có thể là quay số, di chuyển các vật đi khắp nơi…

The Anycall Haptic được trang bị màn hình 3.2-inch widescreen, camera 2 megaixel, hỗ trợ trình duyệt Internet, kết nối Bluetooth và có khả năng thu sóng truyền hình kỹ thuật số mặt đất. Giá bán khoảng 700-800 USD.

Samsung-Haptic1.jpg


Đây là mẫu điện thoại thứ hai của Samsung có khả năng cảm nhận chuyển động của ngón tay, nhưng với các hãng khác, như LG Electronics thì đây không phải là công nghệ mới. LG-SH240 có một lớp silicon trên bề mặt của điện thoại để làm giảm sự đàn hồi và tạo cho người dùng cảm giác như đang chạm vào da người thật.

Theo PCWorld
 

NgocVNPT

New Member
Samsung đã được phép sản xuất điện thoại giá rẻ tại Bắc Ninh



KCN-YenPhong.jpg




Khu Công nghiệp yên Phong - nơi Samsung sẽ xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động. Ảnh: ĐD
Hôm qua, Phó TGĐ Samsung Vina xác nhận Bắc Ninh đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho Samsung Electronics xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động kèm các ưu đãi vượt khung về thuế, đất đai.

Ông Bùi Hoàng Mai, Phó trưởng Ban quản lý khu công nghệ cao Bắc Ninh cho hay Ban quản lý đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho hãng điện tử Hàn Quốc ngày hôm qua, 25/3. Samsung Electronics sẽ xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động ở khu công nghiệp Yên Phong I.

Ông Mai nói Samsung sẽ được hưởng một số ưu đãi đặc biệt, như thời gian thuê đất là 70 năm (thông thường là 50 năm với khu công nghệ cao), được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tới 7 năm so với thường là 5 năm dành cho khu công nghệ cao.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Phó Tổng giám đốc Samsung Vina cũng xác nhận thông tin này. Ông Đạo cho biết nhà máy này sẽ được khởi công ngay trong tháng 4 và dự kiến sẽ bắt đầu đi vào sản xuất sau một năm, vào cuối quý I/2009. Theo kế hoạch, giai đoạn đầu nhà máy này sẽ sản xuất khoảng 30 triệu điện thoại di động mỗi năm, sau đó nâng dần công suất tối đa lên 100 triệu chiếc/năm.

Tuy nhiên, ông Đạo từ chối nói chi tiết về các điều khoản tài chính của dự án này.

Ông Bùi Hoàng Mai, cho biết đã cấp phép đầu tư cho 7 nhà máy vệ tinh cung cấp linh kiện cho nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung. 7 công ty này đều là những công ty có vốn đầu tư của Hàn Quốc, gồm công ty TNHH Alpha Prisition Việt Nam, Công ty Deoman Machine Interface Việt Nam, Công ty Flexcom Inc, Công ty Em-Tech Gimhae, Công ty TNHH Samyong Technologies, Công ty TNHH Seun Metal Holdings, Công ty TNHH Seshin Electronics.

Các dự án của các nhà cung cấp linh kiện này có tổng vốn đầu tư 47,2 triệu USD, ước tính sẽ sử dụng khoảng 2.000 lao động.

ICTnews
 

NgocVNPT

New Member
Tự làm kính viễn vọng bằng webcam
Chỉ cần các ống nhựa PVC, webcam và vài thứ lặt vặt khác, bạn có thể chế cho mình chiếc kính viễn vọng để quan sát bầu trời sao vào mùa hè này, nhìn rõ tới tận miệng núi lửa trên mặt trăng.
Các vật dụng cần chuẩn bị
- Webcam. Trong bài này là chiếc Logitech quickcam 4000.
- Một thấu kính tele. Tiêu cự càng lớn thì bạn sẽ càng nhìn rõ. Trong bài này là một ống 80-210 mm. Bạn có thể tìm mua với giá hơn 10 USD trên eBay.
- Một ít ống nhựa PVC thường dùng để dẫn nước trong nhà. Một đai nhựa để lắp vừa cho các đường kính khác nhau. Những thứ này phụ thuộc vào ống kính.
- Một chân ba chạc để giữ cố định cho hệ thống của bạn.
t1.jpg


Kết nối webcam với thấu kính

t2.jpg


Trước hết, tháo rời webcam cho đến khi nhìn thấy bo mạch. Tháo ống kính của webcam rời ra hoàn toàn.

t2b.jpg


Tìm các mẩu ống nhựa PVC có thể lắp vừa ống kính tele, càng lắp chặt càng tốt. Nếu không, bạn có thể dùng đai nhựa để lấp đầy khoảng trống. Bạn sẽ phải tìm một nắp đậy tương ứng.

t2c.jpg


Đục một lỗ trên nắp đậy để ống kính của webcam ghép vừa khít với lỗ tròn này. Việc này cần làm chính xác để tăng chất lượng của "kính viễn vọng".

Lắp ráp các phần lại với nhau: Ghép ống nhựa và đai nhựa vào ống tele, ghép tiếp nắp đậy và đặt webcam vào. Webcam phải cách đuôi ống kính tele khoảng 3 cm.

t2d.jpg


Sau đó, đặt ống lên chân ba chạc và nối dây webcam với máy tính. Chĩa ống vào vật thể nào đó cách xa khoảng 50 m và điều chỉnh độ nét bằng cách xoay trên ống kính tele.

Nếu không thấy rõ, hãy chỉnh độ dài giữa ống tele và webcam bằng cách lắp thêm đai nhựa. Khi thấy hài lòng về chất lượng hình ảnh, dùng keo dán chặt mọi thành phần với nhau. Đảm bảo các phần này nối với nhau trên một đường thẳng và đây chính là yếu tố "sống còn" cho chất lượng sản phẩm.

t3.jpg
t3b.jpg


Dùng thêm ống nhựa và nắp nhựa để bọc sau cho kính viễn vọng, chú ý không gian cho bo mạch phải thật rộng. Hãy khoét một lỗ nhỏ trên ống nhựa để luồn dây webcam qua.

t4.jpg
t5.jpg
t6.jpg

Thử nghiệm cho thấy hình ảnh khá sắc nét với các vật ở xa hàng trăm mét và cả mặt trăng.
(theo Instructables)
 

NgocVNPT

New Member
Một nhà máy ĐTDĐ lớn của Samsung sắp mở ở VN





samsung.jpg


Ảnh: newsimg.

Ngày 25/3, Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã trao chứng nhận đầu tư cho tập đoàn điện tử của Hàn Quốc, kèm các ưu đãi vượt khung về thuế, đất đai. Một trong những cơ sở sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới của hãng này sẽ được khởi công trong tháng 4.

Nhà máy điện thoại của Samsung Electronics sẽ tọa lạc tại khu công nghiệp Yên Phong I.
Theo ông Nguyễn Văn Đạo, Phó Tổng giám đốc Samsung Vina, việc xây dựng nhà máy sẽ tiến hành trong khoảng 1 năm và đến cuối Quý I/2009 sẽ có thể đi vào sản xuất. Dự kiến, giai đoạn đầu có thể cho ra lò khoảng 30 triệu thiết bị đầu cuối mỗi năm, sau đó nâng dần công suất tối đa lên 100 triệu chiếc. Các sản phẩm được xuất khẩu đi toàn cầu.


Trước đó, tỉnh Bắc Ninh cũng đã cấp phép đầu tư cho 7 doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc gồm: Alpha Prisition Việt Nam, Deoman Machine Interface Việt Nam, Flexcom Inc, Em-Tech Gimhae, Samyong Technologies, Seun Metal Holdings, Seshin Electronics để xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử.


"Sẽ có khoảng từ 10 đến 20 nhà máy vệ tinh, sản xuất các sản phẩm như màn hình, vỏ máy, cáp... phục vụ cho nhà máy chính. Tuy nhiên, những đơn vị này chưa được cấp phép mà sẽ vào Bắc Ninh trong thời gian tới. Rất có thể một trong 7 doanh nghiệp điện tử vừa được cấp phép đó sẽ tham gia thầu phụ cho Samsung", ông Đạo cho biết.
Nguyễn Anh
 

NgocVNPT

New Member
Máy tính để bàn Pavilion hỗ trợ giải trí


Tháng 3 này, HP và nhà phân phối FPT Distribution tiếp tục đưa vào thị trường Việt Nam các dòng sản phẩm máy tính để bàn giải trí mới thuộc hai series Pavilion G và A, với những nâng cấp mang tính đột phá cả về cấu hình và mẫu mã.


1.FPT-Distribution.jpg



Hai dòng máy tính Pavilion G và A đều hỗ trợ rất tốt các tính năng giải trí.
Ảnh: FPT Distribution.

Ở dòng G, khách hàng có thêm 3 model mới để lựa chọn là G3215L, G3217L và G3218L với giá bán chỉ vào khoảng trên dưới 400 USD (chưa bao gồm màn hình). Đáng chú ý nhất trong nhóm này là model G3218L, với cấu hình khá mạnh, bao gồm bộ vi xử lý lõi kép thế hệ mới E2140 (Dual Core 1.6GHz/800FSB/1MB cache), RAM 1 GB, DVD-RW và ổ cứng 160 GB. Những tính năng đáp ứng tối đa các nhu cầu giải trí đa phương tiện của dòng PC Pavilion cũng được HP duy trì ở mẫu máy này, như đầu đọc thẻ nhớ 5 trong 1, hệ thống âm thanh 5.1, cổng kết nối mạng LAN, modem… Với hai model còn lại, người dùng cũng có thể hài lòng khi RAM được nâng cấp lên 512 MB, thay vì chỉ có 256 MB như ở các model trước đây. Tất cả đều được trang bị hệ điều hành Free DOS.

Trong khi đó, với dòng A, những người dùng chuyên nghiệp cũng sẽ có thêm 3 sự lựa chọn, đó là các model A6317L, A6318L và A6319L, với mức giá từ 600 đến 750 USD. Bên trong vẻ ngoài bắt mắt là cấu hình "siêu mạnh", với bộ vi xử lý đa nhiệm lõi kép thế hệ 2 Intel Core 2 Duo E4500 và E4600, ổ cứng có dung lượng từ 160 GB đến 320 GB, RAM từ 512 MB đến 1 GB, hệ điều hành Free DOS.


Đáng chú ý nhất trong nhóm này là A6319L, với chip Core 2 Duo E4600 (2.4GHz/800M/2MB), RAM 1 GB, ổ cứng 320 GB SATA, DVD-RW. Với cấu hình này, người dùng không còn phải bận tâm khi sao lưu dữ liệu hay sử dụng các tính năng giải trí đa phương tiện của máy.
Các sản phẩm trên hiện được bán tại thị trường Việt Nam thông qua hệ thống đại lý của FPT Distribution.
Anh Linh
 

NgocVNPT

New Member
LG Việt Nam bảo hành TV miễn phí





Từ ngày 25 đến 29/3, LG Việt Nam sẽ áp dụng chương trình bảo hành miễn phí cho tất cả các khách hàng trên địa bàn Hà Nội đang sử dụng TV và màn hình máy tính bóng đèn hình (CRT) mang nhãn hiệu LG.





1.LG-Vietnam.jpg



TV và màn hình máy tính sử dụng công nghệ CRT của LG sẽ được bảo hành miễn phí. Ảnh: LG Việt Nam.

Theo đó, trong thời gian diễn ra chương trình, những khách hàng đăng ký bảo hành các sản phẩm TV và màn hình máy tính sử dụng công nghệ bóng đèn hình của LG, có hóa đơn thanh toán dưới 300.000 đồng sẽ được miễn phí hoàn toàn. Đối với những khách hàng phải thay thế linh kiện có giá trên 300.000 đồng, LG Việt Nam sẽ hỗ trợ 50% giá trị hóa đơn.


Địa điểm diễn ra chương trình là trung tâm bảo hành chính hãng của LG Việt Nam, đặt tại phòng A108, nhà D5, lô C, khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài, Hà Nội.
S.H.
 

NgocVNPT

New Member
Hanel trở thành OEM của Intel




1206504753_han.jpg


Đại diện Intel tại Việt Nam và GĐ Công ty Hanel ký thỏa thuận hợp tác chiến lược. Ảnh: Văn Hân Chiều 25/3 tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa Công ty Intel của Hoa Kỳ và Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel), theo đó Hanel đã chính thức trở thành đối tác OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) của hãng sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới.

Theo thỏa thuận hợp tác trên, Hanel sẽ nhận được các hỗ trợ công nghệ, giải pháp và sản phẩm mới được phát triển trên các nền tảng mới nhất của Intel, chẳng hạn như BXL, chipset. Ngoài ra, Hanel cũng nhận được sự hỗ trợ về đào tạo nhân lực, chuẩn hóa các quy trình sản xuất theo đúng quy định và lộ trình của Intel.

Hanel sẽ sử dụng 100% BXL, và hầu hết các bo mạch chủ gốc Intel cho các sản phẩm của hãng như PC, laptop, máy chủ. Hanel cũng đồng thời tham gia cùng với Intel trong các dự án máy tính giá rẻ dành cho trường học, và các dự án của chính phủ.

Thỏa thuận giữa Intel và Hanel được ông Hoàng Mạnh Hiển, Phó chủ tịch thành phố Hà Nội, và ông Ngô Khánh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT- Bộ TT&TT, đánh giá là một bước đi tích cực trong việc thúc đẩy hơn nữa sự phát triển máy tính thương hiệu Việt ở Việt Nam cũng như trong khu vực.

Cũng theo ông Ngô Khánh Sơn, sau sự kiện Intel đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chip tại VN năm 2006, hãng này luôn được Bộ TT&TT nhìn nhận là một đối tác đầu tư quan trọng, và là một công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Các quan tâm đầu tư của Intel tại VN đã giúp ghi tên VN vào bản đồ công nghệ của thế giới.
(Theo VnMedia)
 

NgocVNPT

New Member
Intel tiết lộ bộ xử lý “tương lai”


Intel tiết lộ thông tin ban đầu về bộ xử lý (BXL) máy chủ 6 lõi tên mã Dunnington và BXL Itanium tên mã Tukwila.

TTT_Dunnington_250%284%29.jpg


Kiến trúc bộ xử lý Dunnington

Bên cạnh đó, Intel công bố về 2 kiến trúc vi xử lý mới: Nehalem và Larrabee.
Bộ xử lý Dunnington là BXL 6 lõi đầu tiên trong kiến trúc Intel (Intel Architecture), áp dụng công nghệ high-k 45nm và trang bị bộ nhớ đệm dùng chung lớn. Công nghệ FlexMigration tích hợp trong BXL Dunnington hỗ trợ chuyển đổi trực tiếp giữa máy ảo (VM-Virtual Machine) kiến trúc Intel Core high-k 45nm và 65nm hiện tại với những máy chủ công nghệ 45nm trong tương lai. Dunnington sẽ được đưa ra thị trường vào nửa cuối năm 2008.

Thế hệ tiếp theo của BXL Itanium có tên mã là Tukwila với 4 lõi, bộ nhớ đệm dùng chung lên đến 30MB, kết nối QuickPath (lên đến 25,6GBps), tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ (Memory Controller) kép... Đây là BXL đầu tiên trên thế giới đạt tới con số 2 tỷ transitor và được hi vọng sẽ đạt hiệu năng cao gấp đôi so với dòng Itanium hiện tại.

TTT_nehalem_250.JPG


Kiến trúc Nehalem

Nehalem là kiến trúc vi xử lý mới cho những BXL có 2 đến 8 lõi xử lý tương lai, mỗi lõi có khả năng xử lý hai luồng (thread) đồng thời. Nehalem cung cấp băng thông bộ nhớ lớn hơn tới 4 lần so với băng thông BXL Xeon mạnh nhất hiện nay của Intel, kết nối QuickPath, tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ và đồ họa tích hợp.

Các tính năng khác cũng được Intel để cập gồm hỗ trợ tốt DDR3-1333, tập lệnh SSE4.2, cung cấp một cache L2 độ trễ thấp cho mỗi nhân với dung lượng 256KB để điều khiển dữ liệu và lệnh, đạt đến 8MB cache L3. Những cải tiến kỹ thuật này sẽ đem lại những cải thiện về hiệu năng cũng như là tính mềm dẻo cho nhiều sản phẩm sử dụng kiến trúc Nehalem. Những BXL Nehalem theo dự kiến có thể sẽ được dùng trong những máy chủ hiệu năng cao cũng như MTXT.
Kiến trúc Larrabee là bước đi tiếp theo của Intel trong việc phát triển nền tảng thiết bị điện toán hình ảnh (Visual Computing). Larrabee bổ sung một bộ xử lý véc tơ (VPU) và dạng lệnh SIMD rộng, cùng với một tập lệnh tính toán véc tơ. Kiến trúc và các lệnh được thiết kế để mang lại hiệu năng, hiệu suất sử dụng năng lượng và khả năng lập trình đáp ứng xử lý hình ảnh và tính toán song song. Các API công nghiệp như DirectX và OpenGL sẽ được hỗ trợ trên các sản phẩm sử dụng Larrabee.


Intel cũng giới thiệu ý tưởng về Intel AVX, bước đi tiếp theo trong các tập lệnh của Intel, nhằm làm tăng hiệu năng tính toán dấu phẩy động, đa phương tiện và những phần mềm tiêu tốn tài nguyên. AVX cũng nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, và tương thích ngược với những bộ xử lý hiện tại của Intel. Những tính năng quan trọng bao gồm véc tơ rộng hơn - tăng từ 128 bit lên 256 bit, tạo ra kết quả FLOPs hơn tới 2 lần, sự tái sắp xếp dữ liệu cải thiện, cho phép dữ liệu được kết xuất hiệu quả hơn, và cú pháp 3 số hạng. Tập lệnh sẽ được thực thi trong vi kiến trúc tên mã Sandy Bridge vào khoảng năm 2010. Intel dự kiến sẽ công bố rộng rãi kỹ thuật chi tiết của Intel AVX vào đầu tháng 4/2008 tại diễn đàn Nhà Phát Triển Intel (Intel Developer Forum).

Doãn Mẫn
 

NgocVNPT

New Member
Máy ảnh Samsung trở lại Việt Nam


Samsung đã ra mắt loạt sản phẩm mới tại Samsung Digital Imaging Roadshow 2008 vào ngày 25/3/2008 tại TP.HCM, đánh dấu sự trở lại của máy ảnh Samsung.



SN150428.jpg


Loạt sản phẩm này của Samsung cho thấy một chiến lược kinh doanh mới của Samsung tại thị trường Việt Nam và sự đầu tư từ chiến lược mới này là tập trung vào ngành hàng sản phẩm hình ảnh số, chính thức coi ngành hàng này là một lĩnh vực kinh doanh mới, như một động lực cho sự phát triển của thương hiệu Samsung và góp phần nâng cao vị thế dẫn đầu của công ty trong ngành hàng điện tử tiêu dùng.


Nắm bắt được xu hướng phát triển nhanh của thị trường thiết bị hình ảnh số, Samsung đã chuyển chức năng bán hàng và tiếp thị từ công ty Samsung Techwin về công ty Samsung, nhằm tận dụng được những giá trị thương hiệu, các nguồn lực, các mối quan hệ và thế mạnh có sẵn trong kênh phân phối hàng điện tử tiêu dung để phát triển dòng hàng mới này.


Theo chiến lược mới này, công ty cũng sẽ mở rộng kênh phân phối và đưa ra những chiến dịch truyền thông mạnh mẽ để tăng sự nhận biết của người tiêu dung về các sản phẩm máy ảnh số mang thương hiệu Samsung. Đồng thời, để nâng cao khả năng nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này, Samsung cũng đã chuyển bộ phận này vào khu phức hợp Suwon tại Hàn Quốc, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc phát triển những sản phẩm xuất sắc đáp ứng nhu cầu thị trường.
Các sản phẩm mới được Samsung giới thiệu lần này bao gồm máy ảnh số có góc chụp siêu rộng NV24 HD; máy chụp ảnh đa phương tiện 8 megapixel siêu mỏng i8; máy ảnh số nhỏ gọn thời trang L210, L110 và L100 chất lượng cao cấp, với ống kính quang Samsung NV; máy ảnh chuyên nghiệp, ống kính rời 14,6 megapixel GX-20 DSLR với tính năng chống rung quang học GX-20; và máy quay số với bộ nhớ flash, chuẩn Full HD và khả năng ghi 30 khung hình/ giây VP - HMX20C. Các sản phẩm máy ảnh số của Samsung được phân phối chính thức bởi công ty TIE, TP.HCM.


N.B
 

NgocVNPT

New Member
MTXT Fujitsu có mặt chính thức tại Việt Nam


Fujitsu International đã công bố Thế Giới Số - Digiworld Corporation là nhà phân phối độc quyền nhóm máy tính di động dành cho doanh nhân vào ngày 25/3/2008 tại TP.HCM.

SN150415.jpg


Ông Mok Wai Tong – phó chủ tịch tập đoàn và phụ trách kinh doanh của Fujitsu PC khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết: “Thị trường công nghệ Việt Nam đang phát triển với tốc độ khá nhanh, MTXT đang là 1 nhu cầu cấp thiết và đây là cơ hội để Fujitsu mở rộng, củng cố và phát triển mạng lưới phân phối một cách hiệu quả nhất; mang đến luồng sinh khí mới cho tầng lớp thượng lưu”.

Nhân dịp này Fujitsu cũng đã công bố nhiều sản phẩm mới mới với tính năng, giá cả, kiểu mẫu mang công nghệ di động như S,P,T,U Series.

N.B
 

NgocVNPT

New Member
Siemens giới thiệu giải pháp mới dòng HiPath

Ngày 26/3/2008, Siemens đã giới thiệu đến ngành tài chính giải pháp Open Office Communication cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và HiPath 8000 cho tập đoàn lớn.


Siemensws.jpg



Ông Ralph Ludwig, giám đốc cao cấp, trưởng bộ phận Truyền Thông Doanh Nghiệp (Enterprise Communications) của Siemens cho biết, Siemens có các giải pháp dành cho doanh nghiệp nhỏ (từ 5 người dùng trở lên) đến các tập đoàn lớn đến hàng trăm nghìn người dùng. "Thế mạnh của Siemens là sự hiểu biết về cả 2 thế giới thoại (analog và IP) và dữ liệu trong xu thế chúng đang hội tụ", ông nói, "Hơn nữa, Siemens phát triển các giải pháp truyền thông dựa trên chuẩn mở, nghĩa là doanh nghiệp không phải lo lắng về vấn đề tương thích của các giải pháp của Siemens với hạ tầng mạng hiện có của doanh nghiệp".


Trong buổi sáng 26/3/2008, Siemens giới thiệu các giải pháp cho các doanh nghiệp thuộc ngành ngân hàng - tài chính. Trong buổi chiều cùng ngày, Siemens có buổi hội thảo với các đối tác kinh doanh và công nghệ. "Siemens hướng mạnh đến các giải pháp phần mềm; điều này đòi hỏi phải có các đối tác am hiểu giải pháp và giúp chúng tôi triển khai ra thị trường Việt Nam", ông Ralph cho biết. Trong buổi hội thảo dành cho ngành tài chính, Siemens đã giới thiệu không ít giải pháp truyền thông thuộc các quy trình của ngành tài chính ngân hàng như kiểm tra số dư tài khoản, thanh toán hóa đơn, đặt lệnh mua bán v.v...


Siemens cho biết hàng trăm khách hàng sử dụng giải pháp HiPath ProCenter như Vietnam Airlines, HSBC, Deutsche Bank, Nike, Metro Cash & Carry, VinaPhone v.v...

P.Q

 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top