NgocVNPT
New Member
Thông tin thiết bị số và công nghệ 13/4/2008
Những email gửi tới thông báo cho bạn về món lời bất ngờ, như trúng xổ số, thừa kế tài sản hay đặt mua lô hàng số lượng lớn. Tất cả đều có thể là hình thức lừa đảo qua mạng (phishing) của tổ chức hoặc cá nhân xa lạ.
Bạn chớ vội mừng khi nhận được các email báo của “trời cho” vì một khi nhẹ dạ tiền trong tài khoản của bạn bốc hơi. Ảnh: thesecryption.com
Mới đây, ở Namibia lại có thêm một âm mưu chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn "419" vốn rất nổi tiếng ở khu vực Châu Phi. Cô Samantha Galtos giám đốc mạng thương mại điện tử bedroomsinboxes.com tố cáo ông John Benjamin doanh nhân 44 tuổi tìm cách lừa tiền bằng đơn đặt hàng trị giá 15,5 triệu USD.
Theo Benjamin kể lại, ông hoạt động trong lĩnh vực đại lý môi giới. Công ty Jodawa Trading Enterprises CC của ông đại diện cho vị bác sĩ "Dr Paul Torlay" ở Ghana đặt lô hàng 500.000 áo sơ mi, cùng 500.000 tấm ga trải giường đơn và 500.000 bộ ga cho giường đôi. Thêm nữa là đơn đặt hàng 1 triệu bộ áo gối cô-tông cho Bộ nội vụ Ghana.
Qua email, cô Galtos được đề nghị ứng trước khoản 1% tiền môi giới mà Benjamin được hưởng đúng với thỏa thuận của hợp đồng mua hàng 15,5 triệu USD. Tất cả đều được thanh toán qua phương thức chuyển khoản ngân hàng, và nữ giám đốc còn được thông báo sẽ nhận được toàn bộ số tiền trong hợp đồng ngay sau khi phía đối tác Jodawa Trading Enterprises CC nhận đủ phần thù lao.
Nhận thấy nhiều dấu hiệu đáng ngờ, Galtos quyết định gọi điện cho Bộ nội vụ Ghana để xác minh, tuy nhiên cô hoàn toàn bất ngờ khi được câu trả lời rằng không có một hợp đồng ủy thác nào giao cho công ty Jodawa Trading CC.
Trò lừa 419 lấy tên theo một điều luật có nêu hình phạt về tội gian lận Internet ở Nigeria. Thủ đoạn của tội phạm là hứa hẹn với các nạn nhân ở nước ngoài về việc chia chác một phần gia sản thừa kế không có thật. Người muốn nhận phải thông báo số tài khoản và các chi tiết tài chính cá nhân khác để chuyển tiền. Nếu sơ hở, ít nhiều số tiền trong tài khoản của họ sẽ bị cuỗm mất.
Ngân hàng thế giới (World Bank) thống kê có đến 1/4 sinh viên ra trường ở Nigeria không có việc làm, khiến tội phạm buôn bán ma tuý, buôn lậu dầu và lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng. Đất nước 130 triệu dân này có trình độ học vấn khá cao, tiếng Anh - Mỹ là ngôn ngữ chính thống ở đây. Vì vậy những tên đào mỏ qua hình thức phising càng dễ dàng hoạt động, lùng sục các diễn đàn hay website và phát tán thư nhử mồi ra các nước khác.
Những mánh lới thường gặp của dạng bịp bợm này thường xuất hiện dưới các thư điện tử mang nội dung như sau:
"Bạn không biết tôi, nhưng tôi là vợ một quan chức tham nhũng..."
Kẻ lừa đảo tự xưng là họ hàng của một quan chức nào đó vừa qua đời, và đang cần sự giúp đỡ để tuồn hàng triệu USD ra khỏi Nigeria. Trong e-mail, nạn nhân được hứa hẹn chia chác một khoản tiền lớn, nhưng trước tiên người nhận phải thế chấp số tiền nhất định để chứng minh sự đáng tin cậy...
"Bạn là người may mắn..."
Người dùng nhận được một e-mail thông báo họ bất ngờ được sở hữu khoản tiền kha khá và cần hoàn tất một số thủ tục tài chính nhất định. Tuy nhiên, chi phí cho những thủ tục này lại rất đắt đỏ. Nạn nhân trong trường hợp này thường là nhà thờ, hội từ thiện, do họ dễ dàng bị lừa trước e-mail từ một nhà triệu phú nào đó sẵn sàng quyên góp một khoản kếch sù.
"Bạn là người chiến thắng!"
Tuy nhiên giới quan chức Nigeria khẳng định chính phủ đã có những biện pháp mạnh tay. Nuhu Ribadu, Chủ tịch Uỷ ban tội phạm tài chính kinh tế, cho biết họ đã thu hồi 700 triệu USD tiền mặt và tài sản trong giai đoạn tháng 5/2003 đến 6/2004. Hơn 500 kẻ tình nghi đã bị bắt trong đó có tên bị buộc tội 16 năm tù vì mở một website mồi chài nạn nhân những hợp đồng giả mạo béo bở.
Bạn là nạn nhân của lừa bịp qua mạng?
Những email gửi tới thông báo cho bạn về món lời bất ngờ, như trúng xổ số, thừa kế tài sản hay đặt mua lô hàng số lượng lớn. Tất cả đều có thể là hình thức lừa đảo qua mạng (phishing) của tổ chức hoặc cá nhân xa lạ.
Bạn chớ vội mừng khi nhận được các email báo của “trời cho” vì một khi nhẹ dạ tiền trong tài khoản của bạn bốc hơi. Ảnh: thesecryption.com
Mới đây, ở Namibia lại có thêm một âm mưu chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn "419" vốn rất nổi tiếng ở khu vực Châu Phi. Cô Samantha Galtos giám đốc mạng thương mại điện tử bedroomsinboxes.com tố cáo ông John Benjamin doanh nhân 44 tuổi tìm cách lừa tiền bằng đơn đặt hàng trị giá 15,5 triệu USD.
Theo Benjamin kể lại, ông hoạt động trong lĩnh vực đại lý môi giới. Công ty Jodawa Trading Enterprises CC của ông đại diện cho vị bác sĩ "Dr Paul Torlay" ở Ghana đặt lô hàng 500.000 áo sơ mi, cùng 500.000 tấm ga trải giường đơn và 500.000 bộ ga cho giường đôi. Thêm nữa là đơn đặt hàng 1 triệu bộ áo gối cô-tông cho Bộ nội vụ Ghana.
Qua email, cô Galtos được đề nghị ứng trước khoản 1% tiền môi giới mà Benjamin được hưởng đúng với thỏa thuận của hợp đồng mua hàng 15,5 triệu USD. Tất cả đều được thanh toán qua phương thức chuyển khoản ngân hàng, và nữ giám đốc còn được thông báo sẽ nhận được toàn bộ số tiền trong hợp đồng ngay sau khi phía đối tác Jodawa Trading Enterprises CC nhận đủ phần thù lao.
Nhận thấy nhiều dấu hiệu đáng ngờ, Galtos quyết định gọi điện cho Bộ nội vụ Ghana để xác minh, tuy nhiên cô hoàn toàn bất ngờ khi được câu trả lời rằng không có một hợp đồng ủy thác nào giao cho công ty Jodawa Trading CC.
Trò lừa 419 lấy tên theo một điều luật có nêu hình phạt về tội gian lận Internet ở Nigeria. Thủ đoạn của tội phạm là hứa hẹn với các nạn nhân ở nước ngoài về việc chia chác một phần gia sản thừa kế không có thật. Người muốn nhận phải thông báo số tài khoản và các chi tiết tài chính cá nhân khác để chuyển tiền. Nếu sơ hở, ít nhiều số tiền trong tài khoản của họ sẽ bị cuỗm mất.
Ngân hàng thế giới (World Bank) thống kê có đến 1/4 sinh viên ra trường ở Nigeria không có việc làm, khiến tội phạm buôn bán ma tuý, buôn lậu dầu và lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng. Đất nước 130 triệu dân này có trình độ học vấn khá cao, tiếng Anh - Mỹ là ngôn ngữ chính thống ở đây. Vì vậy những tên đào mỏ qua hình thức phising càng dễ dàng hoạt động, lùng sục các diễn đàn hay website và phát tán thư nhử mồi ra các nước khác.
Những mánh lới thường gặp của dạng bịp bợm này thường xuất hiện dưới các thư điện tử mang nội dung như sau:
"Bạn không biết tôi, nhưng tôi là vợ một quan chức tham nhũng..."
Kẻ lừa đảo tự xưng là họ hàng của một quan chức nào đó vừa qua đời, và đang cần sự giúp đỡ để tuồn hàng triệu USD ra khỏi Nigeria. Trong e-mail, nạn nhân được hứa hẹn chia chác một khoản tiền lớn, nhưng trước tiên người nhận phải thế chấp số tiền nhất định để chứng minh sự đáng tin cậy...
"Bạn là người may mắn..."
Người dùng nhận được một e-mail thông báo họ bất ngờ được sở hữu khoản tiền kha khá và cần hoàn tất một số thủ tục tài chính nhất định. Tuy nhiên, chi phí cho những thủ tục này lại rất đắt đỏ. Nạn nhân trong trường hợp này thường là nhà thờ, hội từ thiện, do họ dễ dàng bị lừa trước e-mail từ một nhà triệu phú nào đó sẵn sàng quyên góp một khoản kếch sù.
"Bạn là người chiến thắng!"
Tuy nhiên giới quan chức Nigeria khẳng định chính phủ đã có những biện pháp mạnh tay. Nuhu Ribadu, Chủ tịch Uỷ ban tội phạm tài chính kinh tế, cho biết họ đã thu hồi 700 triệu USD tiền mặt và tài sản trong giai đoạn tháng 5/2003 đến 6/2004. Hơn 500 kẻ tình nghi đã bị bắt trong đó có tên bị buộc tội 16 năm tù vì mở một website mồi chài nạn nhân những hợp đồng giả mạo béo bở.
(Theo VTCnews/The Namibian Newspaper)