Huycl2507
New Member
Sự đơn giản quẳng "gánh lo" đi
Giới trẻ dưới 25 tuổi hôm nay chắc không mấy ai còn nhớ đến chiếc máy Walkman của Sony vì họ có quá nhiều phương tiện nghe nhạc hiện đại như iPod hay mobile… Nhưng khoảng năm 1985, khi một số Việt kiều về nước mang chiếc Walkman trên lưng với tai nghe headphone đã là một hiện tượng kỹ thuật và thời trang đối với giới trẻ chúng tôi lúc bấy giờ.
Thật ra, Walkman là một cuộc cách mạng lớn trên toàn thế giới về một phương tiện nghe nhạc mới mà "ông tổ" của nó là Akio Morita - Chủ tịch hãng Sony thập niên 80. Nhưng Walkman thực ra cũng chỉ là một cải tiến đơn giản về kỹ thuật. Đại khái, một máy nghe nhạc cassette bao gồm một đầu từ để chuyển tín hiệu từ của băng cassette thành tín hiệu điện, sau đó nó qua phần khuếch đại thứ nhất, phần khuếch đại thứ hai, rồi các bộ lọc, chỉnh âm trầm, bổng… Cuối cùng, nó qua bộ chuyển tín hiệu điện thành sóng âm thanh (qua loa). Akio Morita kể rằng, để có một máy nghe nhạc di động, ông đã yêu cầu bộ phận nghiên cứu cắt bỏ hết các phần sau rất cồng kềnh, chỉ giữ lại hai phần đầu rồi dùng một headphone để nghe… Và thế là chiếc máy nghe nhạc di động đầu tiên ra đời, tạo ra một cơn bão rất lớn trên thị trường, một phong cách nghe nhạc mới cùng lối sống hiện đại.
Như vậy, Walkman thực chất đã tước bỏ những tính năng rườm rà của một máy nghe nhạc, đưa nó về trạng thái cơ bản nhất. Từ đó, nó tăng tính di động của việc hưởng thụ âm nhạc, đồng thời cũng cá nhân hóa sản phẩm nghe nhạc theo nhu cầu khác biệt của từng người (ai muốn nghe loại nhạc gì thì nghe, không ảnh hưởng đến người ngồi bên).
Trong kỹ nghệ điện thoại di động, một xu thế tương tự cũng đang diễn ra. Tại Mỹ, công ty Jitterbug kết hợp với Samsung đã đưa ra một thế hệ mobile và dịch vụ kèm theo cùng phương châm: “Không thể chơi game, không thể chụp hình… Cuộc sống đã đủ phức tạp rồi nên giờ đây, đã có chiếc mobile đơn giản mọi chuyện đi. Jitterbug được thiết kế để trở thành chiếc điện thoại tốt nhất có thể, không hơn, không kém”.
Bạn nghe lời rao trên rồi chứ? Vậy bạn hãy xem hình của chiếc điện thoại ấy. Nó chỉ có hai model, loại Dial Phone với 12 nút bấm và OneTouch Phone với chỉ ba nút (Operator gọi cho tổng đài Jitterbug nhờ trợ giúp, TOW- viết tắt của cụm từ The One Where, gọi cho số điện thoại người thân đã được cài đặt, và nút 911 để gọi cấp cứu).
Thiết kế điện thoại thuận lợi cho người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ vì loa nghe to và rõ, vành phần nghe có bọc lớp cao su mềm êm ái cho tai; màn hình sáng, đơn giản, chữ lớn; kích thước vừa bàn tay (không quá mỏng hay quá nhỏ…); nút bấm lớn và có chiếu sáng; dịch vụ của tổng đài Jitterbug hoạt động 24/24…
Bạn là một người trên 40 tuổi, vất vả với những cài đặt rắc rối của chiếc mobile hiện đại. Ông bà của bạn vất vả khi loay hoay với chiếc điện thoại có nút bấm nhỏ xíu và bạn từng phải lo lắng, nếu bạn rời nhà, nhỡ cụ bị “lên máu” làm sao cụ có thể gọi được điện cho mình. Hay có lúc, bạn đưa con gái 9 tuổi đi học và khi cháu tung tăng rời xe đi khuất sau cổng trường, bạn chợt lo lắng, không biết liệu khi mình quay đi, có chuyện gì xảy ra với con không và ao ước nó có cái điện thoại đơn giản để gọi cho mình khi gặp khó khăn. Hoặc khi bạn đang lái xe hơi trên đường xa, thoáng lo lắng nếu lỡ có một tai nạn xảy ra, mình có còn đủ tỉnh táo để bấm đủ thứ nút trên chiếc mobile hiện đại để gọi cấp cứu không?…
Trong hồi ký của mình, ra đời mà tác giả là Arlene Harris - một “cựu binh” của ngành truyền thông vô tuyến. Và điều ông làm không khác những gì Akio Morita đã tạo cho Walkman: đơn giản hoá, tước bỏ những rườm rà và chỉ giữ lại điều cơ bản nhất: một chiếc điện thoại có thể… di động. Việc đó phù hợp với nhu cầu của một bộ phận thị trường (người già, trẻ em), biến nó trở thành một công cụ an ninh (để trong xe hơi phòng khi tai nạn, gọi cảnh sát…), tức cá nhân hóa sản phẩm cho từng loại nhu cầu đặc thù.
Trong hồi ký của mình, khi được Nữ hoàng Anh trao huy chương công trạng vì đã giúp phổ biến tiếng Anh, Akio Morita tự cho rằng, thực chất, ông đã tạo ra một từ tiếng Anh sai, đó là chữ Walkman (người đi bộ nghe nhạc), nhưng lại được ưa chuộng. Còn Harris đã chơi chữ không sai: Jitterbug vừa có nghĩa con bọ gây rắc rối, đồng thời cũng là tên của một điệu nhảy vui vẻ rất nổi tiếng hồi thập niên 40. Có lẽ ông muốn ngụ ý, chiếc mobile của ông giúp biến điều rắc rối trở thành vui vẻ chăng? Chưa rõ sự thực ra sao, chỉ biết rằng, nếu một loại điện thoại như Jitterbug xuất hiện ở Việt Nam, nó sẽ giúp cho nhiều người dẹp được những nỗi lo luôn phát sinh trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Lưu Vĩ Lân
Giới trẻ dưới 25 tuổi hôm nay chắc không mấy ai còn nhớ đến chiếc máy Walkman của Sony vì họ có quá nhiều phương tiện nghe nhạc hiện đại như iPod hay mobile… Nhưng khoảng năm 1985, khi một số Việt kiều về nước mang chiếc Walkman trên lưng với tai nghe headphone đã là một hiện tượng kỹ thuật và thời trang đối với giới trẻ chúng tôi lúc bấy giờ.
Thật ra, Walkman là một cuộc cách mạng lớn trên toàn thế giới về một phương tiện nghe nhạc mới mà "ông tổ" của nó là Akio Morita - Chủ tịch hãng Sony thập niên 80. Nhưng Walkman thực ra cũng chỉ là một cải tiến đơn giản về kỹ thuật. Đại khái, một máy nghe nhạc cassette bao gồm một đầu từ để chuyển tín hiệu từ của băng cassette thành tín hiệu điện, sau đó nó qua phần khuếch đại thứ nhất, phần khuếch đại thứ hai, rồi các bộ lọc, chỉnh âm trầm, bổng… Cuối cùng, nó qua bộ chuyển tín hiệu điện thành sóng âm thanh (qua loa). Akio Morita kể rằng, để có một máy nghe nhạc di động, ông đã yêu cầu bộ phận nghiên cứu cắt bỏ hết các phần sau rất cồng kềnh, chỉ giữ lại hai phần đầu rồi dùng một headphone để nghe… Và thế là chiếc máy nghe nhạc di động đầu tiên ra đời, tạo ra một cơn bão rất lớn trên thị trường, một phong cách nghe nhạc mới cùng lối sống hiện đại.
Như vậy, Walkman thực chất đã tước bỏ những tính năng rườm rà của một máy nghe nhạc, đưa nó về trạng thái cơ bản nhất. Từ đó, nó tăng tính di động của việc hưởng thụ âm nhạc, đồng thời cũng cá nhân hóa sản phẩm nghe nhạc theo nhu cầu khác biệt của từng người (ai muốn nghe loại nhạc gì thì nghe, không ảnh hưởng đến người ngồi bên).
Trong kỹ nghệ điện thoại di động, một xu thế tương tự cũng đang diễn ra. Tại Mỹ, công ty Jitterbug kết hợp với Samsung đã đưa ra một thế hệ mobile và dịch vụ kèm theo cùng phương châm: “Không thể chơi game, không thể chụp hình… Cuộc sống đã đủ phức tạp rồi nên giờ đây, đã có chiếc mobile đơn giản mọi chuyện đi. Jitterbug được thiết kế để trở thành chiếc điện thoại tốt nhất có thể, không hơn, không kém”.
Bạn nghe lời rao trên rồi chứ? Vậy bạn hãy xem hình của chiếc điện thoại ấy. Nó chỉ có hai model, loại Dial Phone với 12 nút bấm và OneTouch Phone với chỉ ba nút (Operator gọi cho tổng đài Jitterbug nhờ trợ giúp, TOW- viết tắt của cụm từ The One Where, gọi cho số điện thoại người thân đã được cài đặt, và nút 911 để gọi cấp cứu).
Thiết kế điện thoại thuận lợi cho người lớn tuổi hoặc trẻ nhỏ vì loa nghe to và rõ, vành phần nghe có bọc lớp cao su mềm êm ái cho tai; màn hình sáng, đơn giản, chữ lớn; kích thước vừa bàn tay (không quá mỏng hay quá nhỏ…); nút bấm lớn và có chiếu sáng; dịch vụ của tổng đài Jitterbug hoạt động 24/24…
Bạn là một người trên 40 tuổi, vất vả với những cài đặt rắc rối của chiếc mobile hiện đại. Ông bà của bạn vất vả khi loay hoay với chiếc điện thoại có nút bấm nhỏ xíu và bạn từng phải lo lắng, nếu bạn rời nhà, nhỡ cụ bị “lên máu” làm sao cụ có thể gọi được điện cho mình. Hay có lúc, bạn đưa con gái 9 tuổi đi học và khi cháu tung tăng rời xe đi khuất sau cổng trường, bạn chợt lo lắng, không biết liệu khi mình quay đi, có chuyện gì xảy ra với con không và ao ước nó có cái điện thoại đơn giản để gọi cho mình khi gặp khó khăn. Hoặc khi bạn đang lái xe hơi trên đường xa, thoáng lo lắng nếu lỡ có một tai nạn xảy ra, mình có còn đủ tỉnh táo để bấm đủ thứ nút trên chiếc mobile hiện đại để gọi cấp cứu không?…
Trong hồi ký của mình, ra đời mà tác giả là Arlene Harris - một “cựu binh” của ngành truyền thông vô tuyến. Và điều ông làm không khác những gì Akio Morita đã tạo cho Walkman: đơn giản hoá, tước bỏ những rườm rà và chỉ giữ lại điều cơ bản nhất: một chiếc điện thoại có thể… di động. Việc đó phù hợp với nhu cầu của một bộ phận thị trường (người già, trẻ em), biến nó trở thành một công cụ an ninh (để trong xe hơi phòng khi tai nạn, gọi cảnh sát…), tức cá nhân hóa sản phẩm cho từng loại nhu cầu đặc thù.
Trong hồi ký của mình, khi được Nữ hoàng Anh trao huy chương công trạng vì đã giúp phổ biến tiếng Anh, Akio Morita tự cho rằng, thực chất, ông đã tạo ra một từ tiếng Anh sai, đó là chữ Walkman (người đi bộ nghe nhạc), nhưng lại được ưa chuộng. Còn Harris đã chơi chữ không sai: Jitterbug vừa có nghĩa con bọ gây rắc rối, đồng thời cũng là tên của một điệu nhảy vui vẻ rất nổi tiếng hồi thập niên 40. Có lẽ ông muốn ngụ ý, chiếc mobile của ông giúp biến điều rắc rối trở thành vui vẻ chăng? Chưa rõ sự thực ra sao, chỉ biết rằng, nếu một loại điện thoại như Jitterbug xuất hiện ở Việt Nam, nó sẽ giúp cho nhiều người dẹp được những nỗi lo luôn phát sinh trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Lưu Vĩ Lân