• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

CHỦ ĐỀ: LINUX TRÊN PPC

Vitdao

Well-Known Member
các bác cho mình hỏi nếu mình dùng cách trên cho dìng Prophet có được ko vậy? mình loay hoay mãi mà vẫn chưa cài được, bác nào đã cài đặt thành công hướng dẫn cho dòng này 1 bài cụ thể với.
 

Funtiger

New Member
Để hiểu hơn về Haret các Bạn vào đây:http://zap.eltrast.ru/en/haret.html
Các Bạn thử config file "default.txt" như sau:

set KERNEL "zImage-2.6.16"
set MTYPE 766
set CMDLINE "root=/dev/mmcblk0p2 init=/linuxrc ip=192.168.0.206:192.168.0.205::::: nfsroot=192.168.0.205:/path/to/dir"
boot2

tạo thư mục linux và chép các file vô
Mình sẽ mượn máy để up lại và hd cụ thể hơn
 

phongred

New Member
vẫn chưa ăn thua hehe, kg tài nào nhận dc Driver, nó cứ báo lỗii Code 10.
Funtiger goi cho mình file driver va defauld cua ban dc kg? thanks
 
Chỉnh sửa cuối:

Funtiger

New Member
Kiến thức LINUX!!

Dạo này bận rộn với mấy cái hệ điều hành mới quá, chưa có thời gian ngâm cứu linux tiếp tục. Hôm nay mình post thêm 1 số kiến thức về linux để các Bạn cùng tìm hiểu.
1. Làm quen với cấu trúc file của Linux:

Nhìn "bề nổi" thì cấu trúc và cách tổ chức file của Linux cũng không khác DOS/Windows và các Hệ điều hành khác là mấy. Chỉ có một điểm khác biệt lớn mà bạn cần phải chú ý là cấu trúc thư mục của Linux KHÔNG phân chia thành các ổ đĩa. Cho dù bạn có bao nhiêu ổ đĩa thì tất cả đều bắt đầu từ một thư mục gốc có tên là /. Sau đó là đi vào các thư mục con, mỗi ổ đĩa của bạn sẽ
được "map" (ánh xạ) vào một thư mục con riêng biệt (thư mục nào thì còn tuỳ vào phiên bản của Linux và cũng tuỳ bạn qui định).
Thêm 3 điểm khác biệt nhỏ nữa mà bạn cần phải để ý là
- trong đường dẫn của Linux, các thư mục được phân cách nhan bằng ký hiệu / (trong khi với DOS/Windows là ký hiệu \);
- và các tham số của lệnh trong Linux được bắt đầu bằng dấu trừ (-) (VD: ls -l) trong khi với
DOS/Windows là ký hiệu / (VD: dir /a); các tham số của Linux có thể được dùng kết hợp với nhau (VD: ls -al, ls -ls...)
- cuối cùng, Linux khác với Windows ở chỗ Linux phân biệt chữ hoa và chữ thường, trong Linux abc và Abc là khác nhau này.

2. Một số lệnh căn bản của Linux:

Lệnh Công dụng - Cách dùng - Cú pháp
man đây có lẽ là lệnh mà bạn cần phải nhớ kỹ (đừng bao giờ quên!). Lệnh này tương tự như lệnh Help trong DOS. man sẽ hiển thị các thông tin chi tiết về cộng dụng, cách dùng và cú pháp của một lệnh khác (dĩ nhiên là các thông tin đều bằng tiếng Anh).
Cú pháp: man <tên_lệnh_khác>
Ví dụ: man ls
Và bạn hoàn toàn có thể gõ man man để hiển thị các thông tin giúp đỡ về chính lệnh man!
Lưu ý: để thoát (kết thúc) lệnh man, bạn hãy gõ vào ký tự hai chấm :)) sau đó
gõ tiếp ký tự q. Nếu không thành công, bạn hãy nhấn phím ESC và thử lại lần
nữa. Bạn cũng có thể nhấn Ctrl-C để thoát khỏi man.
ls lệnh này tương tự như lệnh dir trong DOS. ls sẽ liệt kê danh sách tất cả các file và thư mục nằm trong một thư mục mà bạn chỉ định.
Cú pháp chung: ls [tham_số] [thư_mục]
Nếu như bạn cung cấp phần thư_mục thì ls sẽ liệt kê các file trong thư mục hiện tại.
Ví dụ:
ls
ls -a
ls -al /usr
Một số tham số của ls như sau:
-a: liệt kê tất cả các file, kể cả file ẩn, là những file mà tên bắt đầu
bằng dấu chấm (.)
-A: liệt kê tất cả các file, kể cả file ẩn, nhưng không liệt kê . và ..,
đây tên của thư mục hiện tại và thư mục cha trong Linux.
-l: liệt kê chi tiết về file (bao gồm các thông tin như thời gian tạo,
kích thước, thuộc tính...).
Bạn hãy tự mình tìm hiểu thêm về các tham số khác của ls nhé! (dùng man ls).
Và đừng quên dùng man cho các lệnh tiếp theo.

cd lệnh này tương tự như lệnh cd trong DOS. Dùng để chuyển tới một thư mục khác.
Cú pháp: cd [tên_thư_mục]
Ví dụ: cd /home
Nếu bạn không cung cấp tên_thư_mục thì cd sẽ đưa bạn về thư mục "tổ ấm" (home directory) của bạn. Trong Linux, mỗi người sử dụng đều có một
home directory. Nếu username của bạn là nbthanh thì home directory của bạn sẽ là /usr/nbthanh. Riêng account root sẽ có home directory là /root.
pwd lệnh này tương tự như lênh cd (không có tham số) trong DOS. Lệnh này sẽ hiển thị lên màn hình cho bạn biết là bạn hiện đang ở thư mục nào.
Cú pháp: pwd
mkdir tương tự như lệnh md của DOS. Lệnh này dùng để tạo một thư mục mới.
Cú pháp: mkdir <tên_thư_mục_muốn_tạo>
Ví dụ:
mkdir mydir
mkdir /tmp/mydir2
rmdir tương tự như lệnh rm trong DOS, dùng để xoá một thư mục.
Cú pháp: rmdir <thư_mục_muốn_xoá>
Ví dụ:
rmdir mydir
rmdir /tmp/mydir2
rmdir /tmp/*
Lưu ý: bạn chỉ có thể xoá được thư mục nếu như nó rỗng, nghĩa là nó không
chứa một file hoặc thư mục con nào nữa (ngoài . và ..).
cp tương tự như lệnh copy của DOS, dùng để chép file hoặc thư mục từ nơi này đến nơi khác.
Cú pháp: cp [tham_số] <file_hoặc_thư_mục_nguồn>
<file_hoặc_thư_mục_đích>
Ví dụ:
cp /tmp/myfile.txt myfile.text
cp /home/*.cgi ./
cp -r /usr/nbthanh1 /usr/nbthanh2
Mặc định thì cp chỉ chép các file, nếu bạn thêm tham số -r thì cp sẽ chép luôn các thư mục.

rm tương tự như lệnh del trong DOS, lệnh này dùng để xoá file.
Cú pháp: rm <tên_file_muốn_xoá>
Ví dụ:
rm myfile.txt
rm /usr/nbthanh/nbtfile.txt
rm /tmp/*
mv tương tự như lênh move (ngoại trú) của DOS. Lệnh này sẽ di chuyển/đổi tên file từ nơi này đến nơi khác.
Cú pháp: mv <file_hoặc_thư_mục_nguồn> <file_hoặc_thư_mục_đích>
Ví dụ về di chuyển:
mv /tmp/myfile.txt /usr/nbthanh
mv myfolder /tmp
mv /usr/* /tmp
Ví dụ về đổi tên, vừa di chuyển vừa đổi tên:
mv myfile1.txt myfile2.txt
mv /usr/oldfoler ./newfolder
cat tương tự như lệnh type của DOS. Lệnh này dùng để hiển thị nội dung của 1 file lên màn hình.
Cú pháp: cat <tên_file_cần_hiển_thị>
Ví dụ:
cat myfile.txt
cat /tmp/temp.text

(tài liệu sưu tầm trên mạng)
 

Funtiger

New Member
Cài đặt các ứng dụng từ mã nguồn trên Linux!!

Có nhiều bạn khi lần đầu tiên đến với Linux cảm giác sự khó khăn và bất tiện của việc cài
đặt các ứng dụng trên Linux, đặc biệt là các ứng dụng phải cài đặt từ mã nguồn như xine,
openGL .v.v...
Trên Windows, bạn chỉ cần tải ứng dụng về, giải nén rồi click vào file setup là hòan tất việc cài đặt, nhưng trên Linux đó là một chuyện hòan tòan khác. Bài viết này sẽ nhằm mục đích hướng dẫn bạn các thao tác cài đặt các phần mềm ứng dụng trên Linux và cung cấp các kiến thức căn bản giúp bạn có thể quản lý hệ thống của riêng mình. Bài viết sẽ giả sử rằng bạn đã biết cách sử dụng một số phần mềm quản lý gói như rpm.Để dễ dàng thì bài viết sẽ gọi các phần mềm trên Linux là các gói (package). Thực tế tên gọi 'gói' đúng đắn hơn vì các gói trên Linux có thể không phải là một trình ứng dụng nào đó mà chỉ là các thư viện nền như thư viện đồ họa Gtk+ hoặc OpenGL .v.v...
1. Giới thiệu
Bạn có thể sẽ tự hỏi rằng tại sao các phần mềm trên Linux không tự đóng gói sẵn cho chúng ta rồi khi xuất bạn chỉ cần tải về và cài đặt nó. Câu trả lời nằm ở 2 vấn đề, vấn đề
thứ 1 là các phần mềm viết trên Linux không hẳn chỉ có thể chạy trên Linux mà có thể chạy trên nhìều hệ thống khác nhau trong họ Unix như Solaris, AIX, HP-UX .v.v.. thậm chí các phần mềm đó có thể chạy trên rất nhiều vi xử lý khác nhau như Intel, Motorola, PPC .v.v... Có được sự đa năng đó là nhờ vào tính đa nền (portable) của ngôn ngữ C/C++
nhưng đòi hỏi chúng ta phải biên dịch lại phần mềm từ mã nguồn cho hệ thống mà chúng vận hành. Bạn sẽ tự hỏi là tại sao các nhà phát triển lại không biên dịch sẵn cho chúng ta trên hệ thống thông dụng nào đó như Linux chẳng hạn.
Câu trả lời là bởi vì các phần mềm này là phần mềm mã nguồn mở :) và các nhà phát triển không có cách gì hơn là để lại phần biên dịch cho chúng ta. Tuy nhiên bạn đừng thất vọng vì có một số nhà phát triển rất là tốt bụng có thể biên dịch sẵn cho chúng ta ra các gói có dạng rpm và cùng với sự hỗ trợ của công ty Red Hat chúng ta cũng đã có những
chương trình quản lý các phần mềm hiệu quả không kém gì trên Windows như RPM (Redhat Package Manager). Mặc dù là thế nhưng không phải lúc nào các gói mới nhất từ các nhà phát triển gốc đều có phiên bản biên dịch sẵn mà thường là một khỏang thời gian sau các phiên bản đó mới có được dưới
dạng biên dịch sẵn. Bên cạnh đó còn có rất nhiều nhà phát triển không hề biên dịch sẵn sản phầm của mình mà đòi hòi người dùng phải biên dịch, điển hình là trình chơi phim và nhạc xine. Các gói biên dịch sẵn các bạn có từ xine đa số là từ các nhà phát triển khác. Do đó nếu bạn không bạn không biết cách cài đặt các gói từ nguồn là một trở ngại rất lớn cho việc hiểu và quản trị hệ thống của riêng mình.
2. Căn bản của việc cài đặt
Điều đầu tiên khi bạn tiến hành cài đặt là bạn phải có mã nguồn của gói đó trước. Hãy lên mạng search bất kì gói nào bạn thích như thư viện Gtk+ hoặc Gnome .v.v... Sau khi tải về, thông thường có dạng là .gz hoặc .bz2, đây đều là 2 chuẩn nén khác nhau, sau khi giải
nén bằng gunzip cho gz hoặc bunzip2 cho bz2 thì các gói sẽ có dạng mới là tar, cũng là một chuẩn nén khác, bạn có thể giải nén bằng lệnh, tar -xvf ... Thế nhưng đế dễ dàng và tiết kiệm dung lượng ổ đĩa thì chúng ta có thể gộp các câu lệnh đó thành 1 như sau:
- Đối với gói .gz: # tar -zxvf tengoi.gz
- Đối với gói .bz2: # tar -jxvf tengoi.bz2
Sau khi giải nén xong và tìm tập tin INSTALL để đọc cụ thể cho phần hướng dẫn cài đặt.
Thế nhưng hầu như các gói đều tuân theo các thao tác tuần tự sau:
# ./configure
# make
# make install
Chỉ có vài gói đặc biệt sẽ có riêng cách cài đặt nhưng khi bạn đã nắm vững nguyên tắc chung thì dù là cách thức nào bạn cũng có thể xoay xở được. Chúng ta hãy xét đến câu lệnh đầu tiên, ./configure ... Thực chất configure là một shell script sẽ kiểm tra những yêu cầu của hệ thống của bạn có đáp ứng đủ để cài đặt gói lên không, ví dụ như một số gói đòi hỏi bạn phải có sẵn thư viện đồ họa Gtk 2.4 trở lên hoặc là thư viện để giải nén nhạc Mp3..v.v... Rất nhiều gói có sự phụ thuộc như thế chứ các gói khi tải về không hề có sẵn các gói tương ứng cần thiết cho nó. Khi bạn chạy configure xong kết quả sẽ cho bạn biết các gói nào cần thiết để cài đặt. Nhiệm vụ của bạn không gì hơn là phải tìm các gói phụ thuộc đó cài lên máy rồi mới tiếp tục việc cài đặt. Nếu như hệ thống của bạn thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu để cài đặt thì các Makefile sẽ được tạo ra. Makefile là một file đặc biệt của tiện ích make nhằm hướng dẫn biên dịch mã nguồn của gói ra dạng thực thi. Sau khi bạn thực thi lệnh 'make' xong thì tòan bộmã nguồn của gói đã được biên dịch sang dạng thực thi nhưng các file thực thi vẫn còn nằm trên thư mục hiện hành. Do
đó bạn cần phải thực hiện thêm lệnh 'make install' để chép các file thực thi đó sang đúng vị trí của nó trên hệ thống. Nếu như không có thông báo lỗi gì xảy ra thì bạn đã hòan tất việc cài đặt gói lên hệ thống của mình.
3. Tổ chức các file trên hệ thống
Bạn hòan tòan biết thư mục trên Linux thì thư mục /usr là thư mục quan trọng nhất vì nó sẽ chứa các chương trình và hàm thư viện trên đó. Trong thư mục /usr/bin là sẽ chứa các
file thực thi cho các gói bạn đã cài đặt trên máy, các file trong thư mục này bạn sẽ thấy các file rất quen thuộc như mozilla, gedit .v.v... Thư mục /usr/lib sẽ chứa các hàm thư viện, bạn sẽ thấy rất nhiều files có phần mở rộng là .so (shared object) là các hàm thư viện liên kết động hoặc .a (archive) hoặc .la đều là các hàm thư viện liên kết tĩnh. Đặc tính căn bản của 2 dạng thư viện này là hàm thư viện liên kết tĩnh sẽ được liên kết thẳng
với files thực thi luôn trong quá trình liên kết, còn hàm thư viện liên kết động thì sẽ được liên kết trong quá trình thực thi, cho nên sau khi chương trình đã được biên dịch và liền kết rồi các thư viên tĩnh chúng ta có thể bỏ đi nhưng thư viện liên kết động thì bắt buộc phải đi kèm với chương trình. Thư mục /usr/share sẽ chứa các icon, manual hoặc info của
gói.
4. Lọai bỏ một gói
Nếu bạn mong muốn lọai bỏ một gói đã cài đặt trên hệthống thì cách duy nhất là bạn phải vào lại thư mục mã nguồn của gói và gõ lệnh 'make uninstall' ... thông thường bạn sẽ có các câu lệnh sau: 'make clean' 'make
distclean' ... Các câu lệnh có ý nghĩa rất tương đối và được định nghĩa trong tập tin Makefile, nên đầu tiên bạn cứ thử với 'make uninstall' rồi 'make clean' cái cuối cùng 'make distclean' là giúp bạn xóa hết các tập tin đã biên dịch ở thư mục nguồn và đồng thời xóa Makefile, bạn phải chạy lại ./configure để tạo lại Makefile.
5. Quản lý các gói
Do việc xóa bỏ một gói như trên rất là phiền phức đôi lúc bạn chẳng thể xóa bỏđược nếu như mất đi mã nguồn, cho nên bạn có thể thay vì cài nó vào thư mục mặc định là /usr thì bạn có thể cài vào các thư mục của riêng bạn, ví dụ như bạn có thể tạo thư mục '/soft' ...
Sau đó để cài gói gedit thì bạn tạo thêm thư mục /soft/gedit và dùng lệnh ./configure ...
bạn thêm tùy chọn sau:
./configure --prefix=/soft/gedit
thì khi bạn gõ make install sẽ copy tòan bộ sang thư mục /soft/gedit .. Khi bạn muốn xóa tòan bộ gói thì chỉ đơn giản xóa đi thư mục đó thôi. Lưu ý là khi bạn cài vào thư mục riêng của mình rồi bạn phải tạo 2 đường dẫn cho 2 biến mội trường (environment
variable) LD_LIBRARY_PATH và PKG_CONFIG_PATH ...
LD_LIBRARY_PATH sẽ có đường dẫn đến thư mục lib của gói vừa tạo (ví dụ như / soft/gedit/lib) còn PKG_CONFIG_PATH sẽ có đường dẫn đến thư mục pkg_config trong thư mục lib (ví dụ như /soft/gedit/lib/pkg_config) .. Bên cạnh đó nếu bạn muốn chương trình gọi tự động thì bạn cũng
nên thêm vào biến PATH cho gói của mình.
6. Lời kết
Đối với cách cài trên thì bạn dể dàng quản lý các gói của mình nhưng đối với các dạng thư viện thì bạn nên cài nó vào thư mục /usr hơn là thư mục riêng của mình vì một số gói sẽ tìm các thư việc trên thư mục mặc định /usr và /usr/local hơn là các thư mục riêng người dùng nên nếu bạn cài lên thư mục riêng thì đôi lúc các thư viện đó sẽ không được tìm ra. Thông thường lênh ./configure đi đôi với rất nhiều tùy chọn cho phép bạn lựa chọn nhiều tính năng khác nhau, bạn hãy gỏ ./configure --help để mà biết đầy đủ các tùy chọn của gói. Bài viết chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót bằng cách này hay cách khác, rất mong sự góp ý của các bạn, Xin cám ơn.

(sưu tầm)
 

Funtiger

New Member
Còn đây là 2 lệnh quân trọng mà ta cần nắm:

1. telnet : lệnh này có trên cả Windows và Linux. Bạn dùng lệnh telnet để login vào một hệ thống
Linux (và có thể là Windows) từ xa thông qua mạng LAN hoặc internet.
Cú pháp: telnet <địa_chỉ_của_máy_tính_muốn_truy_câp>
telnet 192.168.0.1
telnet myname.mydomain.com
Sau khi telnet kết nối thành công, bạn sẽ được nhắc nhập vào username và password để login. Sau khi login thành công thì xem như là bạn đã ở trên một hệ thống Linux thự sự,
có thể thực hiện được tất cả các lệnh đã biết.
Lưu ý: vì lý do bảo mật, bạn không thể dùng telnet để login với account root.
2. su :Nếu bạn đang login, bạn có dùng lệnh này để login với một account khác mà không cần
logout trước. Thường thì lệnh su được dùng để login vào account root. qua đường telnet
telnet không cho phép bạn login với account root, nên trước hết bạn phải login với 1
account khác, sau đó dùng lệnh su để login với account root.
Cú pháp: su
Sau khi thực hiện lệnh su (không có tham số), bạn sẽ phải nhập vào password của root. thành công, bạn đã truy cập được vào hệ thống với account root. Bạn dùng lệnh exit hoặc logout để thoát khỏi account root và trở về làm việc với account của bạn.
 

p4bus800

New Member
cho mình hỏi thăm 1 câu hỏi có thể hơi lạc đề tí :D thấy bác tư vấn vụ cài Linux lên PPC thấy hấp dẫn quá, chắc phải làm thử 1 em PPC ngâm cứu

- hôm trước thấy có 1 bài hướng dẫn cài Linux lên chính con wireless router, không biết cài HĐH Linux lên router mình sẽ có những ứng dụng gì lên router?
 

phongred

New Member
hic Funtiger có cach 1 nào cài Linux trên Blu Angel chưa vậy hic, mình chưa telnet dc nên kg thể extract dc cai kernel hihixx, maonh bạn nghiên cứu sớm dể anh e dc nhờ heh
 

thinh1332

New Member
khi mình click gnuharet.exe thì mình thấy chữ run. click vào nó thì nó nói là underfined MTYPE.. nghĩa là gì?
bạn làm ơn giúp mình.. thanks nhiều
và nếu mình dùng thẻ 1G thì có bị gì không?
 
Chỉnh sửa cuối:

babygoat

New Member
xin chào các bác , em cũng đang lọ mọ nghiên cứu linux trên UNI , hơi khó khăn một chút , tại vì chưa biết nhiều command linux , nên em chạy vẫn chưa trơn tru lắm , còn đây là hình chụp màn hình dành cho các bác chưa thử :) :
31012007.jpg
sc_Wed_Jan_31_13.png



sc_Wed_Jan_31_21-1.png
sc_Mon_Jul_10_20-5.png



sc_Mon_Jul_10_20-2.png
sc_Mon_Jul_10_20.png



sc_Mon_Jul_10_20-4.png
sc_Mon_Jul_10_20-3.png
 

haitruongls

New Member
mình cũng đang thử về Linux nhưng cứ làm là phải tháo thẻ ra thay cái bé hơn vào,vẫn mắc.
các bạn có cách nào có thể chia thẻ nhớ lớn 1G,2G.. ra làm nhiều ổ như ổ E,D,F..như trên pc không vậy,để tiện sử dụng mừ
 

Vitdao

Well-Known Member
chưa thấy linux cho prophet?nhờ bác funtiger chỉ cách cài linux cho dòng này với,mình đang muốn thử nghiệm linux và rất ủng hộ bác mở topic này đấy.
 

cong_tu_cun

New Member
Hic hi ha hi hục mà vẫn chưa cài được Linux lên BA.về HN đợt này chọc cho ra nước mới thôi.Cú đín lắm rồi.
 

khanh123

New Member
các bác ơi Linux mình dùng cho o2 mini được không.?
mong các bác chỉ bảo.
 

mrphong

New Member
Linux chạy trên O2 Mini được bạn ạ. Nhưng phải compile lại kernel. Tiếc là mình không có O2 Mini nên không compile kernel đó được
 
Top