• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

THÔNG TIN CHUNG CÔNG NGHỆ NĂM 2007

Status
Không mở trả lời sau này.

NhatNguyen

New Member
Binh sĩ đạo Hồi tấn công các cửa hiệu DĐ


(PV News Daily) - Tại Pakistan, ít nhất 15 cửa hiệu bán lẻ điện thoại di động đã bị nổ tung và hơn 25 cửa hàng khác bị thiệt hại sau khi những tên khủng bố tấn công trung tâm thương mại Inayat Kallay.

460.jpg

Hình minh họa

Theo thông tin từ tờ báo Dawn của Pakistan không có ai bị thiệt mạng trong đợt tấn công này. Người đại diện cho chính phủ, ông Mawaz Khan Afridi phát biểu với báo giới và cho biết 14 cửa hiệu điện thoại trong trung tâm thương mại đã bị thiệt hại nặng nề.

Theo lời kể từ những người chủ của các cửa hiệu này, họ đã nhận được một số bức thư yêu cầu họ không được bán những chiếc điện thoại di động đã được tải sẵn những bản nhạc chuông có giai điệu “du dương”. Rất nhiều cửa hiệu bán lẻ đã bắt đầu cung cấp những chiếc điện thoại với nhạc chuông “jihadi” nhưng dường như sự cố gắng đó vẫn chưa đủ làm hài lòng những binh sĩ này.

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm về vụ nổ này. Trong khi đó, dường như mọi chứng cứ đều đổ dồn về một bộ tộc nằm ở phía Bắc Waziristan tiếp giáp với Afganistan chịu sự quản lý lỏng lẻo của chính phủ quốc gia. Vùng đất này cũng là thành trì trọng yếu của Taliban và đồng minh.

Đầu năm nay, những cửa hiệu bán băng đĩa hay chơi nhạc ở những địa điểm công cộng cũng trở thành mục tiêu tấn công của những binh sĩ đạo Hồi.

Theo Mobilenet
 

NhatNguyen

New Member
Nokia N82 sắp có mặt trên thị truờng Việt Nam


(PV News Daily) - Việc ra mắt N81 – 8Gb chính là những thông tin hành lang về sản phẩm N82 vẫn đang được thế giới đồn đãi. Theo thông tin từ một số nhân viên kinh doanh của các nhà phân phối thì khoảng 4 đến 6 tuần nữa, sản phẩm này sẽ có mặt tại Việt Nam.

01.jpg

Nokia N82 có thiết kế theo dạng barphone, có thể nói N82 trang bị camera 5.0 Mpx với hai điểm nổi bật chính là: đèn flash xeon và tính năng chụp hình Panorama. Trong đó tính năng panorama cho phép người dùng chụp hình trong trường hợp hình muốn chụp lớn hơn khung hình máy cho phép. Với tính năng này, người dùng có thể “quét” máy để chụp hình ghép. Ngoài ra, máy cũng trang bị nhiều tính năng hiện đại như kết nối wifi, bluetooth.

Về khả năng lưu trữ của máy thì chưa có thông tin chính thức, tính năng GPS hình như có tích hợp trên chiếc máy này. Theo một vài nguồn tin cho biết N82 vẫn thuộc “cấp dưới” của N95 nếu xét về đẳng cấp, bởi vậy nên nhiều thông tin dự đoán giá bán của nó sẽ thấp hơn 9.500.000đ.

Theo Mobilenet
 

NhatNguyen

New Member
“Cái sóng” ở sô Ven

(PV News Daily) - Sô Ven là một buôn nhỏ của người Châu Mạ, nằm chơi vơi dưới một con dốc ở thị xã Bảo Lộc (Lâm Đồng). Dù gần trăm hộ dân của buôn này được sống chung với một số ít người Kinh, và cách thị xã chỉ non cây số, nhưng "cái sóng”, cái điện thoại di động ở đây cũng quá tầm tay của nhiều người.


01.jpg

ĐTDĐ là hàng hiếm


Tôi cùng một người dẫn đường đến đây vào lúc giữa chiều nhưng cả buôn đã chìm trong cảnh tranh tối, tranh sáng do cơn mưa dai dẳng tháng 10 vừa dứt. Bước cẩn thận trên con đường trơn trượt, K’Sáng dẫn chúng tôi băng qua cái sân đất rồi vào nhà. Mùi hăng hắc của hơi đất sau mưa trộn với mùi rượu đang nấu dưới bếp khiến căn nhà toả ra một thứ mùi gì đó lạ lẫm. Đang còn miên man suy nghĩ thì một đoạn nhạc chuông mặc định của điện thoại Motorola cất lên khiến tôi… giật mình. K’Sáng lật đật móc chiếc điện thoại C168 được bọc ny-lon cẩn thận trong túi ra nghe. Qua cái giọng Kinh chưa chuẩn của anh thì tôi biết anh đang hẹn với một khách hàng về ngày giờ sẽ ra công trình. K’Sáng là một chủ thầu chuyên “khoan cắt bê tông” với non mươi người thợ, đều là người của buôn Sô Ven cả.

Tại Sô Ven, những người có việc làm tương đối ổn định như K’Sáng không nhiều, và cái điện thoại di động ở đây cũng không phải dễ dàng mà có. Nơi đây, gần trăm hộ dân Sô Ven sống nhờ vào những vạt trà, cà phê trồng cách đó gần 20 phút đi bộ. Thu hoạch trà chẳng đủ ăn, chỉ nhờ vào những vạt cà phê mà cà phê lúc có giá nhất cũng chỉ gần 30 ngàn đồng một kí. Nhà nào may mắn thì được vài tấn, còn thường chỉ vài trăm kg, không đủ để nuôi mấy miệng ăn trong cả năm chứ chưa dám nghĩ đến việc sắm điện thoại. Chính bởi vậy nên đa số thanh niên trong làng không còn thiết tha với cái rẫy, cái nương mà đi ra ngoài làm cho người Kinh, kiếm một ngày gần 50 ngàn cho cái chân phụ hồ. K’Sáng cho biết cứ khoảng năm người phụ hồ như vậy thì mới có một người để dành được tiền mua điện thoại và K’Sáng ngày xưa cũng thế.

“Cái sóng” còn yếu lắm


Người dẫn đường đồng thời cũng là một thầu xây kể với tôi rằng ngày xưa K’Sáng là người thông minh nhất trong nhóm thợ người dân tộc. Khi vừa dành dụm được tiền là K’Sáng sắm ngay một chiếc điện thoại để dễ liên lạc với chủ thầu, rồi tập hợp thanh niên trong buôn để làm thành một nhóm thợ riêng. Ngày đó, cái điện thoại đen đen, tròn tròn, màn hình bé xíu (Motorola C113 – PV) gây không ít khó khăn cho K’Sáng, vì mỗi lần cần chỉnh giờ hay hẹn giờ báo thức là anh phải chạy ra tiệm điện thoại gần đó nhờ làm giúp. Có lần K’Sáng đem máy nhờ anh chủ thầu làm giúp, anh chủ thầu sau nửa tiếng tìm không ra liền nảy ra một ý. Tắt máy, tháo pin, rồi ráp pin và mở máy lên lại, khi đó màn hình mới hiển thị yêu cầu xác lập lại ngày giờ để K’Sáng tuỳ chỉnh (!?). Sự việc thật như đùa đó được người dẫn đường đi cùng tôi kể một cách dí dỏm, và anh nói đến tận bây giờ anh không có cách nào để chỉnh ngày giờ nếu gặp lại chiếc C113 đó.

K’ Sáng nói rằng “cái sóng” điện thoại ở đây yếu lắm nhưng với tôi, nó có phần… đỏng đảnh, kênh kiệu chứ không thật thà, chân chất như người Châu Mạ. Đứng ngoài sân nghe gọi oang oang là thế nhưng khi vào nhà thì tiếng được tiếng mất. Càng đi vào sâu trong nhà thì từng nấc sóng cứ từ giảm dần rồi tắt ngúm. Nếu hỏi K’Sáng đang dùng mạng di động nào thì anh ú ớ chẳng biết, và có vẻ đây là tình hình chung của người Sô Ven. Mặc dù chiếc BlackBerry 6710 dùng mạng Viettel của tôi lúc này vẫn xài bình thường nhưng anh bạn cùng đi bảo rằng, công thức chung của hầu hết các cửa hàng điện thoại khi bán cho người dân tộc ở đây là: điện thoại Nokia hoặc Motorola kết hợp với mạng MobiFone, mọi sự kết hợp khác đều… bất thành do sóng yếu (!?).

Chúng tôi rời nhà K’Sáng, theo chân anh đi qua nhiều nhà khác nhưng “cái sóng” và “cái điện thoại” ở đây sao mà hiếm quá! Mong rằng cùng với những căn nhà xây đang ngày một nhiều, lưới điện, điện thoại đã phủ đầy buôn thì những chiếc thoại di động cũng về Sô Ven nhiều như thế.

Theo Mobilenet
 

NhatNguyen

New Member
Thăm "Đảo quốc sư tử" tậu "dế"


(PV News Daily) - “Đảo quốc sư tử”- Singapore quả không hổ danh là thiên đường mua sắm. Bạn có thể nhìn thấy các cửa hiệu thời trang ở khắp các đường phố của Singapore, đặc biệt là khu vực mua sắm nằm dọc theo con đường Orchard. Đối với người Việt, thời trang tại Singapore vẫn là một thứ xa xỉ. Nhưng với đồ điện tử, đặc biệt là điện thoại di động thì bạn không nên bỏ qua, và nơi tốt nhất bạn nên đến là SIMLIM Square hoặc SIMLIM Tower.


01.jpg

Hàng hiệu Model đời càng cao, sự chênh giá càng lớn.

Là phóng viên của đài truyền hình, lần này có dịp sang Singapore để thăm lại người bạn thân, anh bạn tôi dự định khi về sẽ tậu cho mình một “chú dế” xách tay thật “xịn”, mà mua tại Singapore thì rất yên tâm. Vốn là một người có “tai nghe nhạc” thích đồ công nghệ và “dế” cao cấp nên e-Chip MOBILE được anh coi như là cuốn “cẩm nang mua sắm” mà anh mang theo.

Anh kể: Nokia là hãng mà tôi quan tâm đầu tiên, nên tôi thấy có một sự chênh giá khá lớn giữa điện thoại di động tại Việt Nam và Singapore, đặc biệt ở dòng cao cấp. Có những mẫu giá chênh lên tới hơn 3 triệu đồng: Sirocco Gold 8800 giá mua tại Singapore quy đổi theo giá trị tiền Việt Nam chỉ khoảng 16.800.000 đồng, trong khi ở Việt Nam là 20.299.000 đồng. Sirocco EB 8800 giá 12.800.000 đồng trong khi ở Việt Nam là 14.979.000 đồng; N95 giá 9.200.000 đồng và ở Việt Nam vẫn là 11.499.000 đồng...

Tuy nhiên với dòng trung cấp, độ chêch lại giảm đi rất nhiều cùng lắm chỉ vài trăm nghìn đến một triệu là cùng: chẳng hạn như N70 ME được bán 4.400.000 đồng thì ở Việt Nam cũng đã là 4.779.000 đồng; 5700 Xpress Music có giá 4.100.000 đồng ở Việt Nam cũng đã 4.900.000 đồng, Nokia 6300 một thời làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam hiện vẫn có giá là 3.899.000 đồng trong khi ở SIMLIM Tower bạn chỉ cần bỏ ra 2.9500.000 đồng…

Sony Ericsson là hãng điện thoại bán chạy thứ hai sau Nokia ở Singapore. Một điều đáng được quan tâm với nhưng “fan” hâm mộ thương hiệu này là so với thị trường Việt Nam, giá ở đây rẻ hơn bất ngờ, có những mẫu “dế” nghe nhạc rẻ hơn ở Việt Nam đến gần 5 triệu đồng: ví dụ tại Singapore W950i giá chỉ 3.335.000 đồng, P990i - 4.700.000 đồng, W880i chỉ khoảng hơn 5.000.000 đồng...

Samsung và Motorola tại thời điểm đầu tháng 9 vừa qua ở Singapore xuất hiện nhiều mẫu mới, lạ nhưng với những mẫu đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam giá cũng không chênh là mấy. Samsung Ultra Music F300 được bán với giá 5.000.000 đồng (Giá ở Việt Nam là 6.500.000 đồng); Samsung U600 giá 4.300.000 đồng (Việt Nam là 5.869.000 đồng).

Theo sự quan sát và tham khảo ý kiến của một số người bán hàng tại SIMLIM Square thì ở tòa nhà này, giá bán điện thoại mà người bán hàng đưa ra chưa bao gồm 10% thuế. Khi mua, bạn sẽ phải trả thêm khoản thuế này, nhưng đừng lo, bạn lại được hoàn thuế tại sân bay Singapore khi mang về Việt Nam sử dụng. Cũng như ở Việt Nam, thương hiệu Nokia tại Singapore được bán chạy nhất, tiếp đến là Sony Ericsson rồi mới đến Samsung và Motorola. Và một điểm khá tương đồng là, mặc dù thu nhập của người Singapore cao hơn người Việt Nam rất nhiều lần, nhưng điện thoại có giá khoảng 4-5 triệu đồng trở xuống vẫn được tiêu thụ nhiều nhất, đặc biệt bán cho đối tượng người nước ngoài.

“Dế” Trung Quốc cũng có mặt tại Singapore

02.jpg

Thị trường đồ công nghệ ở Singapore phải nói là khá cao cấp, song nếu muốn kiếm vài “chú dế” Trung Quốc xem ra cũng không mấy khó khăn. Các mẫu điện thoại "made in China" có giá rất rẻ. Để có thể xem được TV bạn chỉ cần có khoảng 3 triệu đồng, hình thức cũng khá bắt mắt và tinh xảo hơn hẳn “dế” Trung Quốc tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, tính năng sử dụng của chúng thì như nhau, đều có thể bắt được các kênh TV analog. Đặc biệt, “chú dế” PDA có thể dùng đồng thời hai sim nhưng chỉ dùng được cho mạng GSM và có giá bán 399 đô-la Sing (khoảng 4,2 triệu đồng Việt Nam).

Mạng nào tốt nhất?

Singapore chỉ có 3 nhà mạng trong đó Singtel được đánh giá là nhà mạng tốt nhất bởi đó là mạng của Nhà nước và có độ phủ sóng tốt do được đầu tư một vệ tinh phát sóng. Chính vì thế nên khi tới Singapore du lịch hay công tác, du khách thường được dân bản địa khuyên mua thẻ di động của mạng Singtel. Hai mạng còn lại chất lượng ở mức độ ngang nhau là Starhub và M1. Tuy nhiên, cả hai mạng đều đã tư nhân hóa nên cũng tỏ ra khá năng động, dù cơ sở hạ tầng chưa thể cạnh tranh được với “đại gia” Singtel.

Nhiều du khách đến Singapore có nhận xét rằng: mặc dù 3 nhà mạng Singtel, M1 và Starhub đều đã cung cấp dịch vụ 3G và “dế” dùng mạng 3G, nhưng thiết bị đầu cuối phải là những “chú dế” rất hiện đại mới đáp ứng được tính năng lướt web, xem TV… cho khách hàng. Tại Singapore có một điều rất thú vị là nếu như bạn cam kết dùng mạng với thời gian càng dài, bạn càng được hưởng nhiều ưu đãi như được khuyến mãi điện thoại, giảm giá cước và một số trường hợp (tùy theo hợp đồng sử dụng) còn được miễn phí một thời lượng gọi đi quốc tế…

Có dịp đến thăm “Quốc đảo sư tử”, ngoài việc tham quan những thắng cảnh nổi tiếng nơi đây, bạn đừng quên sắm cho mình hay người thân một chiếc điện thoại di động, hoặc một thiết bị kỹ thuật số. Chắc chắn bạn sẽ không phải hối tiếc vì điều này.

Theo Mobilenet
 

NhatNguyen

New Member
Dựng người dưới mộ dậy để lắp SIM cho ĐTDĐ


(PV News Daily) - Quên gắn SIM vào điện thoại, con cái phải một phen dựng ông già 67 tuổi khỏi "ngôi nhà trong lòng đất" để thỏa mãn nguyện ước chôn cùng chiếc máy liên lạc bạn bè của ông.


bury.jpg

Ảnh minh họa: Gizmondo.

Arso Banjeglav, người Montenegro, trước đây mê mẩn gửi tin nhắn cho bè bạn bằng thiết bị này và đề nghị con trai chôn nó theo ông khi ông chẳng may qua đời.

Tới ngày "về với đất", ông được an táng tại nghĩa trang của thành phố Cetinje. Sau khi hoàn thành mọi nghi lễ, Brano Banjeglav, cậu con trai 38 tuổi của ông, phát hiện chiếc máy bị con mình nghịch ngợm tháo SIM ra. "Chúng tôi phải làm phiền ông một chút để nguyện ước của cha thành sự thật", Brano nói.

Chôn điện thoại theo thi thể đã trở thành "mốt" mai táng ở nhiều nước. Một số họ hàng thân thích, bạn bè của người quá cố sau khi viếng còn gửi tin nhắn "hỏi thăm".

Theo VnExpress
 

NhatNguyen

New Member
Dịch vụ kém chất lượng lại đoạt Cúp vàng CNTT?


(PV News Daily) - Ngay sau khi Cục Quản lý chất lượng bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin (BCVT và CNTT) công bố kết quả đo kiểm chất lượng mạng viễn thông, dịch vụ E-Com của EVN Telecom, những người sử dụng dịch vụ này đều giật mình.


images1438981_ct.jpg

(Ảnh: Thế Phong)

Ngoài việc ghi cước sai với tỷ lệ gấp tới 8,59 lần so với mức tiêu chuẩn ngành, dịch vụ hỗ trợ khách hàng của E-Com cũng cực kém với việc tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chiếm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây của E-Com chỉ đạt 26% trong khi chỉ tiêu của ngành phải là từ 80% trở lên. Điều đáng nói hơn là kết quả đo kiểm chất lượng E-Com diễn ra chính tại Hà Nội - nơi mà các mạng viễn thông cần phải tập trung đầu tư nhiều nhất, với chất lượng cao nhất.

Tuy nhiên, sau hơn 10 ngày kể từ khi Cục Quản lý chất lượng BCVT và CNTT công bố chính thức kết quả đo kiểm về chất lượng dịch vụ của E-Com, tối 25/10, tại Tuần lễ tin học Việt Nam 2007, chính dịch vụ với chất lượng "siêu hạng" này lại được Hội Tin học VN công bố đoạt Cúp vàng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) năm 2007 với danh hiệu "Dịch vụ mạng xuất sắc nhất".

Sáng 27.10, khi Thanh Niên đặt câu hỏi về việc giải thưởng này có mâu thuẫn gì với kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ E-Com do Cục Quản lý chất lượng BCVT và CNTT mới công bố hay không, ông Nguyễn Long, Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam nói: "Cái kết quả này là do hội đồng gồm các bộ, ngành trong đó có Vụ Viễn thông (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) chấm chứ có phải là do Hội Tin học Việt Nam chấm đâu. Vì thế tôi không thể trả lời chính xác về điều này được". (?)

Theo thông tin mà Thanh Niên nhận được từ nhiều thành viên đã có nhiều năm tham gia Tuần lễ tin học Việt Nam, giải Cúp vàng CNTT-TT do Hội Tin học Việt Nam thực chất không phải là một giải thưởng có chất lượng tốt.

Lãnh đạo của một mạng viễn thông lớn cũng từng tham gia Tuần lễ tin học Việt Nam những năm trước cho biết: "Mặc dù việc đánh giá các dịch vụ, sản phẩm được giải Cúp vàng CNTT - TT không được chuẩn tắc cho lắm nhưng cũng chưa từng xảy ra hiện tượng như đối với dịch vụ E-Com của EVN Telecom. Một dịch vụ vừa được Cục Quản lý chất lượng BCVT và CNTT công bố là không đạt chất lượng tiêu chuẩn ngành trên 2 tiêu chí, thậm chí còn rất kém so với tiêu chuẩn ngành thì vài hôm sau lại được Hội Tin học Việt Nam công bố là dịch vụ mạng xuất sắc nhất thì là điều không thể chấp nhận được. Kết quả chấm giải chắc chắn là có vấn đề".

Theo Thanh Niên
 

NhatNguyen

New Member
1/11: VNPT giảm cước di động cho người nước ngoài đến VN


(PV News Daily) - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa có quyết định số 2565 giảm cước thuê bao di động nước ngoài

images1438887_52.jpg

Từ 1/11, thuê bao quốc tế roaming đến VN gọi di động sẽ được giảm cước. Ảnh: LAD.

chuyển vùng - roaming - đến Việt Nam; sử dụng sóng GSM của mạng Vinaphone, MobiFone gọi đi quốc tế.

Các cuộc gọi tự động sẽ có cước cuộc gọi trong giờ bình thường có 2 mức là 0,054 USD và 0,060 USD cho block 6 giây đầu tiên; 0,009 USD và 0,010 USD cho 1 giây tiếp theo tùy từng nơi gọi đến.

Cước gọi trong giờ tiết kiệm áp dụng chung là 0,042 USD cho block 6 giây đầu và 0,007 USD cho 1 giây tiếp theo.

Các cuộc gọi có sự trợ giúp của điện thoại viên sẽ được tính trong giờ bình thường, nếu sử dụng dịch vụ "Gọi người" thì sẽ có 2 mức cước là 1,040 USD và 1,10 USD cho 1 phút đầu tiên.

Nếu sử dụng dịch vụ "Gọi số" thì có 2 mức cước là 0,702 USD và 0,780 USD cho 1 phút đầu tiên. áp dụng 2 mức cước 0,540 USD và 0,60 USD cho phút tiếp theo đối với cả 2 dịch vụ "Gọi người" và "Gọi số".

Với các cuộc gọi nhân công trong giờ tiết kiệm, giá cước cho phút đầu tiên sẽ là 0,920 USD áp dụng cho dịch vụ "Gọi người"; là 0,546 USD áp dụng cho dịch vụ "Gọi số". Giá cước cho 1 phút tiếp theo áp dụng chung là 0,420 USD.

Thời gian áp dụng giá bình thường tại nhà thuê bao là từ 6-23h các ngày từ thứ hai đến thứ bảy. Giá tiết kiệm được áp dụng từ 23h đến 6h các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy, các ngày lễ, chủ nhật. Các mức giá cước trên chưa bao gồm VAT .

Hiện tại, thông tin từ VNPT cho hay, thuê bao di động sử dụng mạng GSM (công nghệ VinaPhone và MobiFone đang áp dụng) có thể gọi đến 241 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Theo VietNamNet
 

NhatNguyen

New Member
Tin vắn thị truờng tuần 24-30/10


(PV News Daily) - Thị trường Miền Bắc

Sony Ericsson thêm nhiều sắc mới

Trong tuần qua, hãng điện thoại Sony Ericsson đã tung ra thị trường các mẫu điện thoại W850 màu hồng và W200 màu hồng, màu xanh. Dù là 2 mẫu cũ nhưng các màu sắc mới này đã làm cho khách hàng có thêm nhu cầu lựa chọn mới đa dạng hơn, phong phú hơn, đặc biệt với các bạn nữ tuổi teen.

02.jpg

Cũng trong thời gian trên, mẫu điện thoại dòng Walkman được khách hàng trông đợi là W910i đã chính thức được bày bán trên thị trường. Sản phẩm mới W910i được trang bị nhiều tính năng hơn “cậu em” W580i. Với công nghệ HSDPA, tốc độ truyền dữ liệu của W910i rất cao, lên tới 3,6 Mbps. Ngoài ra sản phẩm này còn được trang bị thêm phần mềm nghe nhạc 3.0. Dung lượng bộ nhớ trong của W910i là 40MB gấp đôi bộ nhớ của chiếc W580i và hỗ trợ khe gắn thẻ nhớ M2. Là dòng Walkman mới nhất, W910i có loa ngoài khá ấn tượng và phần mềm Media Manager nâng cấp để chuyển file video/ảnh/nhạc nhanh hơn. Phiên bản PlayNow thứ 4 được trang bị cho W910i, cùng việc hỗ trợ HSDPA cũng có nghĩa là khả năng tải nhạc từ kho nhạc trực tuyến được nâng cao. Ngoài nghe nhạc, W910i còn hỗ trợ game 3D và nhiều tính năng giải trí khác. Thẻ nhớ mở rộng lên đến 2GB.

Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chủ cửa hàng thì trong tuần đầu ra mắt, W910i mặc dù chiếm được nhiều cảm tình của khách hàng nhưng do giá cao (8.436.000 đồng) nên rất ít người mua.

Hàng xách tay: MobBiado “nhái” cao cấp lại “hot”

Theo nhận định của các cửa hàng xách tay trên địa bàn Hà Nội, trong tuần qua, Mobiado "nhái" nhưng được đánh giá là "nhái"… cao cấp đang trở nên cực “hot”. Với mức giá tương đối mềm so với Mobiado xịn, giao động khoảng từ 6.700.000 đồng tới 10.000.000 đồng/mẫu "nhái", cộng thêm sức hút ăn theo thương hiệu nên Mobiado "nhái" vẫn đang là một sản phẩm được nhiều khách hàng tìm đến. Cũng vì thế, nhiều chủ cửa hàng chuyên đồ xách tay đã nhập Mobiado nhái từ Trung Quốc về bán.

Tuy nhiên, cảnh báo của các cửa hàng xách tay là hiện có hiện tượng đẩy giá lên cao gần bằng Mobiado thật tại một vài địa điểm bán.

Gói cước mới Ciao của Viettel hút khách

Chính thức hoạt động từ 20/10/2007, gói cước mới Ciao của mạng di động Viettel đã thu hút khá nhiều khách hàng. Theo khảo sát của chúng tôi tại các điểm giao dịch Viettel, nhóm khách hàng quan tâm tới Ciao chủ yếu là học sinh - sinh viên và những người mới đi làm. Lợi thế của gói cước này là giá tin nhắn rẻ (bao gồm SMS và MMS), dịch vụ I-muzik, GPRS… Cụ thể, khách hàng sẽ được miễn phí 60 tin nhắn đầu. Từ tin thứ 61 trở đi, mức cước sẽ là 200 đồng/tin nội mạng và 250 đồng/tin ngoại mạng. Nhưng hạn chế của Ciao là người dùng gói cước này phải mua sim mới, chứ không được dùng sim cũ. Mức cước chuyển từ trả sau sang trả trước là 100.000 đồng. Điều này cũng khiến không ít khách hàng phiền lòng.

Thị trường miền Nam

Tiếp tục tuần sôi động

01.jpg

Trong tuần qua, thứ hạng về bán ra vẫn không có nhiều thay đổi nếu không muốn nói là Nokia có tín hiệu tăng (trên 56% so với trên 50% của tuần trước). Samsung gần như “dậm chân” khi vẫn giữ hạng hai với trên 17%. Trong lúc này Motorola và Sony Ericsson vẫn “so kè” nhau giành vị trí thứ ba trong bản tổng sắp với thị phần chiếm gần 7% và bỏ xa BenQ-Siemens với khoảng trên 3% trên thị trường.

Theo thống kê của trên 10 cửa hàng, siêu thị thuộc thegioididong.com thì những model có mức giá dưới 1,5 triệu vẫn chiếm ưu thế khi tỷ lệ bán ra chiếm khoảng 46% thị phần. Số máy bán ra thuộc phân khúc trung cấp (1,5-3 triệu và 3 - 4,5 triệu đồng) chiếm khoảng 45% và trung cao cao cấp (4,5 - 6 triệu đồng) chiếm khoảng 5%. Trong khi dó, dòng máy cao cấp có mức giá trên 6 triệu đồng có tăng nhưng không đáng kể.

Thị trường “chờ” sự xuất hiện của N81 và N95 8GB

Trong tuần vừa qua, Nokia không chỉ chính thức bán ra model Nokia 5310 mà còn công bố bảng giá bán lẻ mới nhất. Ở bảng giá mới nhất này, người ta nhận thấy đa phần các sản phẩm giảm giá là các sản phẩm nằm trong phân khúc cao cấp. Giá bán của hai model 7500 Prism và 6300 gần như tương đương nhau. Trong thực tế, model 7500 giá giảm chỉ còn 3.650.000 đồng dành cho đại lý và giá bán lẻ chỉ khoảng 3.800.000 đồng tức thấp hơn giá niêm yết đến 250.000 đồng.

Qua bảng giá lẻ mới nhất này, mọi người cũng có thể nắm được mức giá bán lẻ niêm yết cho những sản phẩm sắp ra và đang được nhiều người chờ đợi. Đó là bộ ba sản phẩm mới của N-series N95 8GB, N81 và N81 8GB. Model N95 8GB có giá niêm yết 14.000.000 đồng, N81 có giá niêm yết là 8.050.000 đồng và N81 8GB là 11.000.000 đồng. Nhưng theo dự đoán, giá thực tế khi ra mắt của các model trên có thể thấp hơn giá niêm yết từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Trong đó, Nokia N81 được dự đoán sẽ rất hút hàng trong thời gian đầu ra mắt. Model mới ra mắt 5310 đang trở nên rất hút hàng trên thị trường. Có hai lý do khiến model này rất hút hàng là kiểu dáng siêu mỏng và đang khá hiếm vì lượng nhập về quá ít. Model 6500 slide cũng tương đối khan hàng vì gần như nhà phân phối không hề bổ sung thêm cho thị trường.

Samsung cho ra mắt một model trung cấp

Tuần qua, model M610 của Samsung đã có mặt chính thức ở các siêu thị điện thoại. Có thiết kế gần giống M600 nhưng M610 tích hợp thêm một máy nghe radio FM và khả năng mở rộng bộ nhớ bằng thẻ T-Flash. Model này nhắm tới đối tượng khách hàng trung cấp với mức giá giao động ở các siêu thị khoảng từ 2,4 - 2,6 triệu đồng. Đây là model có mức chênh lệch giá khá cao (trên 200 ngàn đồng) giữa các siêu thị, có thể do phụ kiện đính kèm, hoặc các chương trình khuyến mãi không giống nhau.

Theo Mobilenet
 

NhatNguyen

New Member
Nỗi sợ cô độc bên điện thoại trong thời hi-tech

(PV News Daily) - Thấy hầu hết bạn bè đều sở hữu một chiếc “alô” sành điệu, Lê Ánh Sương, sinh viên đại học KHXH và Nhân văn (Hà Nội) cũng sắm một chiếc và dặn dò em gái: “Lát nữa, chị đi sinh nhật, gọi cho chị nhé. Nhớ nháy mấy cái đấy”.

mobile-301007.jpg

Ảnh minh họa

Dù không có nhiều mối quan hệ, Sương vẫn là cô gái được bạn bè, bố mẹ quan tâm. Nhưng từ khi dùng điện thoại, cô bắt đầu so sánh sự bận rộn của mình với người khác. “Nhìn bạn bè gọi điện liên tục, mình tự nhiên thấy thèm”, cô sinh viên tâm sự. “Lúc đó, màn hình điện thoại của mình không có tín hiệu tin nhắn hay cuộc gọi, cảm giác trống vắng thế nào ấy”.

Trong nhiều lớp học, giảng viên độc thoại còn sinh viên thì vài phút lại kiểm tra máy một lần, dù chỉ là bấm cho màn hình sáng đèn hay xem lại tin nhắn cũ, đếm xem bao nhiêu cuộc gọi đến, cuộc gọi nhỡ... Thấy đứa bạn bên cạnh có cuộc gọi tới và chui xuống gầm bàn cười nói, Sương cũng theo thói quen cầm điện thoại bấm ra, bấm vào.

Giống như Sương, Nguyễn Anh Đức, nhân viên một văn phòng tư vấn du học tại Hà Nội, tỏ vẻ rất phấn khởi khi nhận được cuộc gọi của bố ở quê lên trong một ngày tưởng chừng không có tiếng nhạc chuông nào. “Lúc không dùng điện thoại thì thấy thiếu phương tiện liên lạc, lúc dùng mình lại hay trông ngóng tín hiệu từ nó”, Đức than thở. Bác bảo vệ trông xe trước cửa văn phòng đùa vui: “Cả ngày chẳng thấy đứa nào gọi cho à? Khéo chỉ có tao nháy cho mày thôi nhỉ!”

Từ ngày có người yêu, Trần Hạnh Dung, kế toán của một hãng nhập khẩu thực phẩm, cũng trở nên phụ thuộc vào vào điện thoại. “Anh vô tâm thật, cả ngày chẳng thấy nhắn tin hỏi thăm em gì cả. Nhỡ em bị ốm đau gì thì sao?”, cô giận dỗi gửi tin cho người yêu, dù sáng hôm đó, anh đã qua chở cô tới cơ quan và hẹn tối sẽ đến đón về. Cô cho biết một đồng nghiệp nữ khác liên tục nhận được những lời lẽ ân cần như: Em đã ăn cơm chưa? Hôm nay sếp có giao nhiều việc không? Cố gắng làm việc nhé, tối về chúng mình đi ăn ngao nướng... “Lúc nó khoe, mình thấy tủi thân lắm”, Dung bày tỏ.

Cũng cùng tâm trạng đang yêu, Nguyễn Mai Huyền luôn ngóng đợi chàng gọi từ cách đó vài chục cây số. Nhưng anh chàng thì lười nhắn tin, tiếc tiền điện thoại và cho rằng đằng nào đến cuối tuần kiểu gì cũng gặp nhau, khiến cho Huyền hàng đêm ấm ức ôm máy mà khóc. Sau nhiều lần nói xa, nói gần không thấy chuyển biến, cô nhắn cho chàng một SMS: Chúng mình chia tay. “Thời đại nào rồi mà anh không chịu liên lạc hàng ngày chứ?”, cô khóc trong buổi gặp cuối cùng với người yêu. “Em chỉ cần một tin nhắn là đù, nhiều nhặn gì đâu”. Còn chàng thì ngớ người và trách mình nghĩ đơn giản quá.

Điện thoại di động đã trở thành thứ phương tiện phổ biến để kết nối con người, vượt qua khoảng cách và sự di chuyển của cá nhân. Trong khi nhiều người bận rộn muốn quăng nó đi để nghỉ ngơi, thư giãn, một số khác lại mất thì giờ mân mê nó, đợi chờ tín hiệu từ người thân.

Bác Phan Thị Nhài ổ khu tập thể Thành Công (Hà Nội) cho biết trước đây, thời gian chờ đợi tin tức được đếm bằng tháng vì đường sá khó khăn, thư tay chuyển rất chậm. “Giờ công nghệ cao, sự đợi chờ chỉ được đếm bằng giây, bằng phút thôi nên con người thấy phải hối hả hơn”, bác Nhài tâm sự. “Cứ tận dụng ưu điểm này để bày tỏ sự quan tâm tới nhau nhiều hơn, nhưng cũng không nên quá phụ thuộc vào nó mà làm khổ mình”.

Theo Dân Trí
 

NguyenThanhTuan

Super V.I.P
Thông tin Mobile ngày 1/11/2007

VIETTEL khánh thành trạm BTS thứ 5.555



(PV News Daily) - Cách đây mấy ngày, VIETTEL đã khánh thành và đưa vào sử dụng trạm phát sóng điện thoại di động (BTS) thứ 5.555 với mã số HTY 097.


01.jpg

Ảnh minh họa

Đây là trạm phát sóng thứ 135 của VIETTEL tại Hà Tây, tại xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì và cũng là xã có vị trí tương đối đặc biệt - nằm giữa 3 tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Hòa Bình.

Trạm phát sóng thứ 5.555 là kết quả của đợt thi đua cao điểm kỷ niệm 3 năm ngày khai trương dịch vụ điện thoại di động VIETTEL.

Từ đầu năm 2007 đến nay, VIETTEL đã xây dựng thêm hơn 2.500 trạm phát sóng. Dự kiến đến cuối năm 2007, sẽ tiếp tục xây dựng thêm 1.500 trạm, nâng tổng số trạm BTS lên con số 7.000.

Như vậy, trong năm nay, số trạm xây mới sẽ nhiều hơn tổng số trạm đã xây trong 3 năm trước đó, tiếp tục khẳng định VIETTEL Mobile là mạng di động có số lượng trạm phát sóng lớn nhất Việt Nam.

Theo Mobilenet
 

NguyenThanhTuan

Super V.I.P
Cần lắm chống virus ĐTDĐ


(PV News Daily) - Mặc dù còn khá khập khễng khi so sánh 1 chiếc ĐTDĐ với 1 máy tính cá nhân nhưng phải thừa nhận rằng phát triển công nghệ đã “cách mạng hoá” ĐTDĐ. Song hành với sự phát triển vượt bậc đó là sự xuất hiện của virus trên ĐTDĐ, giống hệt như trên máy tính.

230.jpg

Ảnh minh họa

Ngành ĐTDĐ lớn mạnh kéo theo sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chống virus trên ĐTDĐ. Thị trường các sản phẩm chống virus trên toàn cầu có doanh thu dự kiến là 60 triệu đô la Mỹ trong năm 2007 và khoảng 2 tỷ đô la Mỹ vào năm 2014.

Ông Katie Gotzen, nhà phân tích của hãng Frost & Sullivan nhận xét rất ít người nhận ra rằng các tính năng hiện đại của ĐTDĐ như MMS, Bluetooth và kết nối Internet là “cửa” để virus xâm nhập.

Theo báo cáo thì các thiệt hại do virus gây ra ngày càng tăng, năm 2006 tăng gấp 5 lần so với năm 2005. Đối mặt với những nguy hiểm này chắc chắn là mọi người sẽ quan tâm nhiều hơn đến các biện pháp bảo vệ “chú dế” thân yêu của mình.

Theo Mobilenet
 

NguyenThanhTuan

Super V.I.P
CDMA - Nhà quý tộc... sa sút

(PV News Daily) - Cách đây 3 năm, công nghệ CDMA không chỉ là kỳ vọng của doanh nghiệp, mà còn là hứa hẹn của các “cư dân di động”. Đã có lúc, “công nghệ của tương lai” này trở thành cơn sốt với hứa hẹn sóng tốt, giá rẻ, nhiều tiện ích. Thế nhưng cho đến nay, sự thất vọng đang đè nặng và dường như CDMA tại VN chưa tìm được lối thoát.

EVN-011107.jpg

Khách hàng làm thủ tục hòa mạng tại EVN Telecom.

Nhà quý tộc... sa sút

Trên thế giới hiện có khoảng 50 quốc gia sử dụng CDMA với thị phần khoảng 130 triệu thuê bao. Đã có quá nhiều những cái tên mỹ miều như “công nghệ của tương lai”, “công nghệ của 3G” dành tặng cho CDMA... Thực tế, ở nhiều quốc gia, CDMA đã chứng minh được sức mạnh của mình với mạng thoại chất lượng hoàn hảo, truy cập Internet tốc độ cao, cho phép phát triển nhiều dịch vụ trực tuyến và dịch vụ gia tăng...

Vì thế, CDMA vào VN với đầy đủ danh vọng và sức mạnh với 3 nhà cung cấp (NCC): S-Fone, EVN Telecom và HT Mobile.

Thế nhưng chỉ trong thời gian ngắn, CDMA đã sớm trở thành “nhà quý tộc... sa sút”. Tại thời điểm xâm nhập vào VN, CDMA do S-Fone cung cấp đã tạo nên một cơn sốt hâm mộ cũng như mốt của nhiều người. Nhưng rồi thiết bị đầu cuối quá đắt, khó sử dụng, khó thay thế; các tính năng được kỳ vọng thì không phát huy được sức mạnh do hạ tầng chưa cho phép... Tất cả những rào cản này đã kéo lùi bước tiến tưởng như đã rất mạnh mẽ của S-Fone.

Rơi vào khó khăn

Khi EVN Telecom nhập cuộc, một cơn sốt dù không nóng bằng S-Fone, nhưng cũng đủ để thị trường để mắt đến NCC này. Không chỉ mang trên mình đầy đủ sức mạnh vốn có, EVN Telecom còn tìm cho mình nhiều hướng đi khác nhau với nhiều loại hình dịch vụ. Đó là E-Com - điện thoại cố định không dây có đủ tính năng nhắn tin, truy cập Internet; E-Phone - điện thoại di động nội vùng, nhưng có sức mạnh phủ sóng vài chục kilômét; E-Mobile - điện thoại di động có đủ sức mạnh và tiện ích hiện đại nhất.

Thế nhưng, trong khi EVN Telecom gặp rào cản thì CDMA của NCC này cũng rơi vào tình trạng khó khăn. Do có băng tần hẹp, các dịch vụ của EVN Telecom liên tiếp bị can nhiễu với sóng truyền hình, taxi, các sóng thoại khác. Đặc biệt hơn, do sức ép cạnh tranh và “thiếu cơ chế cho CDMA”, thành ra các dịch vụ của EVN Telecom hầu như đều bị giảm thiểu sức mạnh. E-Phone bị cho là vi phạm loại hình dịch vụ; E-Com nhanh chóng bị cạnh tranh bởi dịch vụ điện thoại cố định không dây HomePhone (Viettel) và G-Phone (VNPT).

E-Mobile thì bị cạnh tranh quyết liệt bởi thiết bị đầu cuối đắt, khó thay thế... Chính vì thế mà cho đến nay, 3 nhà CDMA có số lượng thuê bao chưa bằng 1 trong 3 nhà GSM là Viettel, MobiFone hay VinaPhone.

Lối thoát nào?

Đây là câu hỏi mà có lẽ không chỉ 3 NCC, mà ngay cả các tập đoàn lớn thế giới cũng chưa tìm ra trong khuôn khổ thị trường VN. Trên thế giới, bản thân các DN sản xuất thiết bị đầu cuối cho CDMA cũng dần rút lui. Trong đó, với tuyên bố: “Ngừng sản xuất điện thoại sử dụng công nghệ CDMA vì thủ tục xin giấy phép bản quyền từ Tập đoàn Qualcomm - nhà cung cấp chip độc quyền cho điện thoại này - rất đắt đỏ” của Nokia đã đẩy CDMA vào tình thế vô cùng lận đận.

Tại VN cho đến hiện nay, dù CDMA đã trở nên khá phổ biến, thế nhưng thiết bị đầu cuối vẫn là vấn đề mấu chốt mà các NCC chưa tìm ra lời giải. Đa số khách hàng khi được khảo sát đều cho biết: Thiết bị CDMA rất đắt, khi gặp sự cố thì rất khó sửa chữa và thay thế. Đặc biệt, hạ tầng công nghệ đáp ứng các dịch vụ gia tăng, các tiện ích khác hầu như chưa có gì. Vì thế, nhiều chuyên gia nhận định CDMA như “người khổng lồ”; song hoặc bị “trói chân tay”, hoặc bị sống trong cái lồng quá chật nên đã không phát huy được sức mạnh.

Thế nhưng, việc để có thể bung sức với một môi trường cạnh tranh thì CDMA tại VN còn quá nhiều việc phải làm. Cụ thể, ngoài việc có được các dòng thiết bị đầu cuối phong phú, phổ biến và giá rẻ thì CDMA tại VN cần một hạ tầng công nghệ hiện đại và khổng lồ mới có thể chạy theo được các điểm ưu việt do GSM đang cung cấp hiện nay. Trong khi đó với thế mạnh hiện có, sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tiến lên 3G, các mạng GSM đang và sẽ vẫn thắng thế ở VN ít nhất trong tương lai gần.

Theo Lao động
 

NguyenThanhTuan

Super V.I.P
Google muốn “cách mạng” thế giới ĐTDĐ


(PV News Daily) - Sản phẩm mẫu Gphone sẽ được trình làng trong vòng 2 tuần tới. Google tuyên bố sẽ làm đảo lộn thế giới di động với chiếc điện thoại này bởi họ sẽ làm “những dịch vụ và ứng dụng dễ dàng sử dụng trên điện thoại” giống như đã làm với Internet trước đây.


gphone-concept1.jpg

Ảnh minh họa

Ở thời điểm hiện tại, người dùng ĐTDĐ gần như bị trói cứng vào những gì nhà sản xuất thiết bị và cung cấp dịch vụ mạng đưa ra. Chính xác hơn là những thứ mà nhà cung cấp điện thoại và dịch vụ muốn khách hàng sử dụng. Google muốn thay đổi điều đó với “giấc mơ” Gphone ấp ủ nhiều năm nay. Chiếc Gphone sẽ là chiếc điện thoại đầu tiên theo hướng mở. Khi ra mắt, nó sẽ được “đóng gói” sẵn những ứng dụng phổ biến của hãng như Google Search, Gmail, YouTubem Google Maps… Tuy nhiên, đó chỉ là bước đầu. Cái đích nhắm tới của gã khổng lồ tìm kiếm này là kích thích cộng đồng những nhà phát triển ứng dụng độc lập “sản xuất” thêm những tính năng mới cho Gphone.

Theo quan điểm của Google thì những nhà phát triển độc lập hoàn toàn có thể tạo ra ứng dụng và bổ sung tính năng cho người dùng cấp cao như định vị GPS, sổ ghi chép, trình duyệt web theo thói quen,... Google chỉ đóng vai trò cung cấp những tài nguyên nền tảng để tích hợp vào ứng dụng như Google Maps hay những dịch vụ khác của hãng. Theo ý tưởng này, Gphone là tiền đề của một dạng mạng xã hội mới, hòa quyện nhiều dịch vụ trên một nền mở và vươn tầm ra khỏi thế giới Web.

Tất nhiên, nền tảng mở của Gphone cũng phải đối mặt với những nguy cơ như spam, phishing tràn lan. Điều này cũng tương tự như môi trường web nhưng Google chưa có lời bình luận về giải pháp cho vấn đề này.

Theo dự kiến, mẫu Gphone sẽ được ra mắt trong vòng 2 tuần nữa. Sản phẩm thương mại được đưa ra thị trường vào giữa năm 2008. Google cũng đã tiếp xúc đặc biệt với 2 nhà cung cấp dịch vụ di động hàng đầu của Mỹ là Verizon Wireless và Sprint Nexgen.

Theo 24H
 

Vietvnn

Super V.I.P
Thông tin Mobile ngày 05/11/2007

Nokia 5070 dễ sử dụng, ít tính năng

Nokia 5070 là một điện thoại dễ sử dụng, chất lượng cuộc gọi tốt, tuy nhiên màn hình kém, thời gian sử dụng pin ngắn, ít tính năng.


nokia-5070-_1.gif


Thiết kế dạng thanh truyền thống, phím bấm lớn. Ảnh: Cnet​

Nokia 5070 có thiết kế dạng thanh truyền thống, chắc chắn, rất dễ khi sử dụng. Máy có 2 màu là đỏ hoặc xanh, dáng máy chắc, mập, bàn phím lớn lý tưởng cho những người thích nhắn tin.

Điện thoại này sử dụng nền S40, tuy cũ nhưng rất cơ bản và dễ sử dụng. Các ứng dụng nhắc việc hàng ngày cho phép thêm tên và số điện thoại, kiểm tra cuộc gọi và cài đặt chuông báo, đồng hồ dễ dàng.

5070 không được trang bị nhiều kết nối, người dùng có thể để chuyển file qua các thiết bị khác bằng hồng ngoại. Tai nghe hỗ trợ âm thanh stereo, giúp người dùng kết nối gọi điện và nghe đài FM. Tai nghe cũng gắn microphone và một nút bấm trả lời điện thoại.

Chất lượng cuộc gọi của Nokia 5070 rất tốt, âm thanh trong, kể cả chế độ speaker, mic thu tiếng ổn.

nokia-5070_2.gif


Tai nghe dùng để nghe đài FM hoặc đàm thoại. Ảnh: Cnet.​

Nokia 5070 có nhiều nhược điểm về màn hình, camera và thời gian sử dụng pin. Camera đi kèm với gương chụp chân dung, không có đèn flash, chụp ảnh tối và mờ, khó có thể in những bức ảnh chụp được với độ phân giải VGA 640 x 480. Camera của Nokia 5070 có thể bật chức năng quay video, tuy nhiên, tốc độ các khung hình chậm, nhất là khi quay các hình động.

5070 còn một vấn đề khác là màn hình hiển thị. Máy sử dụng công nghệ CSTN khá cũ, màu sắc hiển thị ký từ mờ. Màn hình chạy chậm các ứng dụng, nhất là khi hiển thị các hình ảnh từ camera.

nokia-5070-3.gif


Màn hình hiển thị của 5070 khá kém. Ảnh: Cnet.​

Nokia 5070 được trang bị pin Li-Ion 860 mAh, thời gian đàm thoại liên tục chỉ 3,5 giờ. Do thiết kế nối Bluetooth, nên không thể sử dụng tai nghe không dây có kết nối này khi gọi điện.

Chưa có thông tin Nokia 5070 sẽ nhập về Việt Nam, giá điện thoại này tại Anh tương đương 2,3 triệu đồng.

Huy Nguyễn (theo Cnet)
 

Vietvnn

Super V.I.P
BlackBerry được doanh nhân ưa dùng nhất

BlackBerry là nhãn hiệu điện thoại thông minh được các doanh nhân hài lòng nhất bởi thiết kế tiện lợi, di chuyển nhanh giữa các ứng dụng và tốc độ gửi nhận e-mail nhanh chóng.


bla.jpg


BlackBerry được các doanh nhân hài lòng nhất. Ảnh: Navigadget.​

Theo một tổng kết mới của tổ chức nghiên cứu thị trường J.D. Power và Associates, các doanh nhân đã chọn BlackBerry là smartphone đem đến cho họ sự hài lòng nhất.

Nghiên cứu đã điều tra 1080 người tại Mỹ sử dụng smartphone, dựa trên 6 tiêu chí cơ bản bao gồm: sự tiện dụng, hệ điều hành, thiết kế, âm thanh, pin và các tiện ích khác.

BlackBerry của RIM đứng đầu với 702/1000 điểm. Doanh nhân đặc biệt hài lòng về smartphone này bởi các thuộc tính như khả năng di chuyển nhanh giữa các ứng dụng, tốc độ gửi và nhận e-mail mau lẹ.

“BlackBerry đặc biệt dễ sử dụng, các ứng dụng và tính năng đầy đủ”, Kirk Parsons, Giám đốc dịch vụ không dây của J.D. Power và Assiciates bày tỏ.

icon_palm_narrowweb__300x43.gif


Palm Treo tuy đắt nhưng vẫn được đánh giá cao.
Ảnh: Smh.​

Các smartphone của Palm Treo và Samsung đứng sau với 698 điểm. Motorola có điểm thấp hơn mức trung bình là 658 điểm (mức trung bình là 696 điểm)

Khi hỏi về các hệ điều hành BlackBerry, Palm OS, Windows Mobile và Symbian, khách hãng cũng cho biết Palm OS dễ nhận cuộc gọi, kiểm tra thư thoại, sử dụng bàn phím và ký hiệu trên màn hình thông mình. Trong khi đó Windows Mobile có chất lượng cuộc gọi tốt.

Nghiên cứu về các lỗi khi sử dụng các thiết bị, 13% số người được hỏi cho biết họ có thể tự sửa lỗi điện thoại của mình như: cài đặt phần mềm ứng dụng, nâng cấp, màn hình có vấn đề.

Có hơn 40% người dùng muốn điện thoại thông minh của họ trang bị GPS, 26% muốn có Wi-Fi, 22% muốn có màn hình cảm ứng và 19% muốn tích hợp khả năng xem TV.

Cũng theo nghiên cứu trên, giá trung bình của điện thoại thông minh là 261 USD, Palm đắt nhất, trung bình một smartphone của hãng có giá 313 USD, Motorola rẻ nhất chỉ với 194 USD.

Huy Nguyễn (theo Informationweek)
 

Vietvnn

Super V.I.P
iPhone là phát minh của năm

Dù cho người ta vẫn cứ phàn nàn rằng chiếc điện thoại này quá lớn, rằng nó chỉ sử dụng cho mạng AT&T hay giá còn quá đắt, thì tạp chí Time vẫn bầu chọn iPhone là phát minh của năm. Lý do khác phải bắt chước.


Chỉ mới xuất hiện trên thị trường từ cuối tháng 6, nhưng iPhone đã làm khuấy động thị trường điện thoại di động toàn cầu. Chiếc điện thoại này đã châm ngòi cho một xu hướng điện thoại thông minh mới.

Theo thời báo Time, iPhone thành công do những nguyên nhân cơ bản sau:

i1.jpg


iPhone có thiết kế khá bắt mắt. Ảnh: Hoàng Hà.​

Trước hết đây là chiếc điện thoại đẹp. Trong khi phần lớn các công ty sản xuất hàng công nghệ không thực sự quan tâm đến thiết kế sản phẩm thì Apple lại làm việc này một cách rất nghiêm túc. Đối với Steve Jobs, người đứng đầu của công ty này, thiết kế sản phẩm và công nghệ ứng dụng trong đó quan trọng như nhau. Tất cả những tính năng được quảng cáo là tuyệt vời sẽ trở nên vô nghĩa nếu người dùng không biết cách sử dụng.

iPhone là một điện thoại cảm ứng chẳng giống ai. Bản thân Apple không tạo ra màn hình cảm ứng nhưng với iPhone, dường như hãng “Quả táo” lại “tái sinh” loại màn hình này với một vẻ mới. Các kỹ sư của hãng tạo ra một giao diện điều khiển thiết bị hoàn toàn mới, rất nhạy và mỗi lần tác động vào một chức năng, máy tác động lại tay người dùng để báo hiệu đã chọn đúng. Đồ họa và hình ảnh dưới những ngón tay “biến hóa” một cách kỳ diệu, từ cách phóng ảnh to, thu nhỏ hình hay cách nhắp chuột hoặc điều khiển video.

Khi chiếc máy này ra đời, nó đã nhanh chóng trở thành hình mẫu cho những hãng khác. Không những hình thức của iPhone được các hãng đua nhau “dập khuôn” mà cách Apple kinh doanh sản phẩm này cũng được nói đến trong nhiều cuộc hội thảo chính thức và không chính thức của những người đứng đầu các hãng di động coi iPhone là đối thủ.

Bản thân Steve Jobs không viết mã nguồn cho iPhone nhưng chính ông là người thương thảo với AT&T để phát triển chiếc điện thoại này. Thông thường, nhà cung cấp mạng sẽ có những quy định bắt buộc với thiết bị mà họ sẽ hỗ trợ nhưng AT&T lại cho phép Apple hoàn toàn tự do trong việc phát triển iPhone. Vậy là, các hãng điện thoại khác giờ cũng đòi hỏi phải có cái quyền đấy với hãng viễn thông.

Nếu bạn coi iPhone là một chiếc điện thoại mới thì những nhà sản xuất phần mềm lại coi nó là một nền tảng công nghệ đáng để nghiên cứu. Khi “Quả táo” làm iPhone, họ không xây dựng một nền tảng mới cho chiếc điện thoại này mà sử dụng luôn hệ điều hành Mac OS X vốn chỉ dành cho desktop, nhưng đã được thu gọn lại để phù hợp với iPhone. Như thế, iPhone không chỉ là chiếc điện thoại thông thường mà là một thiết bị thông minh, một chiếc máy tính di động thực thụ.

Đứa con này của Apple đã đi đúng trào lưu của năm nay – điện thoại thay thế máy tính cá nhân.

iPhone trong tương lai sẽ còn mở hơn. Bằng chứng là Apple đã ứng dụng nền tảng công nghệ rất mở, khiến người dùng có thể dễ dàng nâng cấp, phát triển phần mềm riêng cho máy.

Đức Thanh (theo Time)
 

Vietvnn

Super V.I.P
Di động chỉ bằng 2 ngón tay

5 mẫu điện thoại dưới đây mang những đặc điểm khác nhau như hỗ trợ kết nối, nghe nhạc, chụp hình. Tuy nhiên, tất cả đều có một điểm duy nhất, thiết kế bé chỉ bằng 2 ngón tay.


Mặc dù rất bé, nhưng 5 điện thoại dưới đây, lại được tích hợp nhiều tính năng như nghe nhạc, quay phim, chụp hình.

Pantech C3B

pantech.gif


Pantech C3B có nhiều màu để lựa chọn. Ảnh: Gadgetell.​

C3B màu bạc,có thiết kế nắp gập, kích thước khá bé 69 x 43 x 20,3 mm, nặng 71 gram. Màn hình chính 262 nghìn màu, độ phân giải 128 x 128 pixel. Mặc dù khá bé, nhưng Pantech C3B cũng hỗ trợ camera VGA, hỗ trợ đèn flash, chụp liên tiếp, zoom 4X. Điện thoại có Bluetooth.

Máy có thời gian sử dụng pin 8 ngày ở chế độ chờ và 5 giờ đàm thoại liên tục. Điểm yếu là C3B bộ nhớ trong 10 MB.

Giá tham khảo: 3,6 triệu đồng.

Xun chi 138

xuchi.gif


Xu chi 138 bé đến nối không có phím bấm số. Ảnh: Nk.​

Xun chi 138 được xem là điện thoại nhỏ nhất thế giới, chiều dài chỉ 6,7 cm, nặng chỉ 55 gram. Máy quá nhỏ, nên không có bàn phím, người dùng bấm số thông qua màn hình cảm ứng 260 nghìn màu với bút chấm rất nhỏ nằm phía sau máy. Bên cạnh đó, Xun chi 138 buộc người dùng sử dụng tai nghe và micro đi kèm khi đàm thoại.

Giá tham khảo: 4 triệu đồng.

i-Mobile 310

310.gif


"Chú nhộng" âm nhạc I-Mobie 310.
Ảnh: Siamphone.​
i-Mobile 310 được gọi là "con nhộng" với thiết kế khá nhỏ, hình oval. Máy có bàn phím ấn tượng sắp xếp bọc vòng, màn hình OLED 65 nghìn màu, độ phân giải 96 x 96 pixel.

Tính năng được nhắc đến đầu tiên chính là khả năng chơi nhạc. i-Mobile 310 có nghe nhạc với các tuỳ chọn như nhảy bài, chọn bài, quay lại hoặc tua nhanh. Bộ nhớ trong của máy 128 MB. i-Mobile 310 nghe nhạc liên tục 11 giờ nếu vô hiệu chức năng điện thoại.

Giá bán: 1,6 triệu đồng.

Diamond Cam Mobile TM M800G

m800.gif


M800G có thiết kế nạm vàng. Ảnh: Mobilewhack.​

Chiếc điện thoại này có thiết kế sang trọng, mặt trước nạm pha lê Swarovsjy, mặt lưng được nạm vàng (hoặc bạc). Diamond Cam Mobile TM M800G có kích thước 30 x 90 mm, trọng lượng 99 gram.

Máy có bộ nhớ trong 128 MB, khả năng chơi nhạc MP3, xem phim MP4 và quay phim bằng camera 1,3 Megapixel. Ngoài ra, TM M800G có khe cắm thẻ nhớ miniSD. kết nối qua cổng máy tính. Máy được bán kèm hộp đựng sang trọng và một bao da.

Sản phẩm chưa có mặt tại Việt Nam.

Wellcom L358

wellcom.gif


L358 hỗ trợ nghe nhạc nhiều định dạng. Ảnh: Mowocom.​

L358 có thiết kế chỉ nhỉnh hơn 2 ngón tay một chút, phía sau và các cạnh bên màu bạc, trong khi mặt trước nổi bật với màu đỏ nhạt,các phím bấm màu trắng. L385 có màn hình 65 nghìn màu, độ phân giải 128 x 128 pixel.

Wellcome L358 là điện thoại nghe nhạc, hỗ trợ nhiều định dạng âm thanh bao gồm Midi, AMR, WAV và MP3, bộ nhớ trong 128 MB và có thể cắm thêm thẻ nhớ. Loa ngoài của máy cho chất lượng âm thanh khá tốt.

Giá tham khảo: 1,2 triệu đồng.

(Theo SGTT)
 

Vietvnn

Super V.I.P
O2 châu Âu bỏ rơi châu Á

Telefónica O2 châu Âu đã quyết định bỏ bộ phận kinh doanh thiết bị tại châu Á, nhưng ban lãnh đạo hiện tại ở vùng này sẽ tiếp tục công việc dưới một thương hiệu mới.


02-a.gif


O2 sẽ mang thương hiệu mới tại châu Á. Ảnh: Enet.​

Hôm qua, ban lãnh đạo O2 châu Á thông báo, họ sẽ thành lập một công ty mới mang tên Mobile và Wireless Group (MWG), đầu tư bởi một công ty của Anh tên Expensys. Mark Billington, CEO của O2 châu Á sẽ đảm nhận vai trò tương đương ở công ty mới. Công ty mẹ của O2 châu Á là Telefónica O2 châu Âu cho biết, động thái này nằm trong chiến lược cải cách lại của hãng.

MWG sẽ đảm nhận dịch vụ bảo hành và cung cấp PDA, smartphone của O2 như trước đây tại châu Á – Thái Bình Dương và Trung Đông.

MWG nói, họ sẽ có thể thuê một số nhân viên có năng lực của O2 châu Á làm việc tại trụ sở chính của hãng tại Singapore.

MWG có kế hoạch, các sản phẩm trong năm 2008 sẽ mang thương hiệu của họ.

Huy Nguyễn (theo Cnet)
 

Vietvnn

Super V.I.P
Gphone sẽ có mặt vào giữa năm sau

Gphone sẽ ra mắt vào giữa năm sau và do Verizon Wireless tại Mỹ phân phối. Ngoài ra, những hình ảnh ban đầu của chiếc điện thoại này cũng đã được hé lộ.


1.gif


Gphone với màn hình rộng, bàn phím Qwerty. Ảnh: Mobilemag.​

Những tin tức về Gphone lại rộ lên trong ngày đầu tiên của tháng 11. Reuters và tờ Wall Street cho biết, Google đã có cuộc gặp gỡ quan trọng với Verizon Wireless bàn về kế hoạch phân phối thiết bị này tại Mỹ.

Theo tin ban đầu của hai tờ báo trên, Gphone sẽ ra mắt vào giữa năm sau. Chiếc điện thoại này sẽ sử dụng hệ điều hành do Google phát triển và có các ứng dụng như YouTube, Gmail, Google Map… giống như các gói dịch vụ của Google.

2.gif


Điện thoại này sẽ có camera 2 Megapixel. Ảnh: Mobilemag.​

Hôm qua, hình ảnh đầu tiên của Gphone cũng đã được hé lộ trên trang tin về công nghệ Mobilemag. Theo đó, Gphone khá mỏng, thiết kế với 2 màu bạc và đen. Điện thoại này được trang bị bàn phím Qwerty đầy đủ giống bàn phím của Treo, màn hình khá rộng, phía sau camera 2 Megapixel và gương chụp chân dung.

Các nhà phân tích cho rằng, Gphone sẽ không đắt, đồng thời chiếc máy này sẽ giúp Google lấn sân sang lãnh địa quảng cáo trên điện thoại di động.

Huy Nguyễn tổng hợp
 

Vietvnn

Super V.I.P
Mỗi người chỉ được mua hai iPhone

Apple đã hạn chế số lượng iPhone mà một khách hàng có thể mua xuống con số hai (trước đây là 5), đồng thời, hãng này cũng không bán chiếc điện thoại đó bằng tiền mặt.


moi3.jpg


Các cửa hàng của AT&T cũng không được ủy quyền bán iPhone nữa. Ảnh: Sciam.​

Tuần trước, Apple đã ngưng việc bán iPhone qua mạng Internet hay ủy quyền cho các cửa hàng AT&T, mặc dù chính AT&T là nhà cung cấp dịch vụ cho chiếc điện thoại này và mỗi cửa hàng của họ cũng có quy tắc riêng của mình.

Phát biểu về việc này, người phát ngôn của Apple cho biết, việc hạn chế số lượng iPhone bán ra (mỗi người chỉ được mua hai máy) nhằm đảm bảo đủ số lượng iPhone cho mọi người trên thế giời và rằng, người ta chỉ được mua máy cho mình và một chiếc để làm quà. Cũng theo quy định trên, khách hàng không phải trả tiền mặt cho mỗi chiếc điện thoại mà trả bằng thẻ tín dụng. Trước đây, họ có thể sắm tới 5 chiếc iPhone và trả bằng tiền mặt.

Apple cho rằng nhiều người đã mua một đống iPhone về và bán lại cho những người khác. Quy định trên sẽ có thể hạn chế lượng iPhone bị trao đi bán lại trên thị trường.

http://sohoa.net/News/Dien-thoai/2007/11/3B9AEEA3/moi2.jpg

Apple tính được có khoảng 25 triệu iPhone bị unlock kể từ khi bán tới giờ.
Ảnh: Abcnews.​

Tuy nhiên, động thái mới của hãng "Quả táo" lại nhận được những lời nhận xét trái chiều. Một số thì cho rằng việc hạn chế lượng mua iPhone ở số 2 là thông minh, số khác lại cho rằng việc không cho mua bằng tiền mặt là phản ứng “không Mỹ” chút nào.

Một thực tế không thể phủ nhận là một số người mua iPhone nhưng lại không dùng mạng AT&T mà sử dụng phần mềm trên web để phá khóa và dùng mạng khác. Trong thời gian qua, Apple đã tính được khoảng 25 triệu iPhone hiện đã bị “unlock”. Ngoài ra, các hackers thậm chí còn làm mọi cách để thâm nhập vào hệ điều hành của máy và thay đổi nó.

Theo số thống kê mới nhất, Apple đã bán được 1,4 triệu iPhone kể từ ngày chiếc máy này ra mắt. Dự kiến, con số này còn tăng mạnh trong dịp mua sắm cuối năm.

Đức Thanh (theo Techweb)
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top