NhatNguyen
New Member
Mạng di động băng thông rộng
(PV News Daily) - Trong khi các nhà sản xuất di động trên toàn thế giới đang tiếp tục khai thác các dịch vụ dữ liệu để thúc đẩy doanh thu, thì đại diện của Wimax lại đề xuất 802. 16E như là một sự thay thế cho 3G trên khía cạnh giá cả, hoạt động và những vấn đề liên quan đến môi trường sinh thái .
Một điểm ít thu hút được sự chú ý đó là dịch vụ băng thông rộng đang ngày càng phổ biến. Dịch vụ băng thông rộng di động dựa trên công nghệ tiêu chuẩn 3GPP đã chính thức được cung cấp bởi 145 nhà sản xuất trên 68 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm hơn 1 tỉ dân số thế giới. Và có ít nhất vào khoảng 113 nhà điều khiển mạng lưới hệ thống đang tiến hành triển khai dịch vụ này. Tính đến thời điểm hiện tại, có khoảng 475 thiết bị được kết nối bao gồm những điện thoại chuyên dùng, điện thoại thông minh, PDA, PC cards, Express cards, USB lưu trữ, NoteBooks hay thậm chí là Modem cho các máy PC. Embedded NoteBooks có tới 91 mẫu của 14 nhà sản xuất hàng đầu trong đó có Dell, HP, Lenovo, Panasonic, Sony và Toshiba.
Băng thông di động là gì?
Phù hợp với xu thế thịnh hành của ngành công nghiệp viễn thông, công nghệ băng thông rộng cung cấp khả năng tải xuống dữ liệu với tốc độ 500 kbps hoặc hơn.
Băng thông di động cạnh tranh với công nghệ băng thông dây có sẵn như ADSL, cho phép khách hàng truy cập trên một loạt các ứng dụng số liệu bao gồm mail gửi file đính kèm, duyệt web hay tải các dữ liệu, sử dụng các chương trình đa phương tiện trực tuyền trong trạng thái tĩnh hoặc đang di chuyển. Điều này trở nên ngày càng quan trọng hơn đối với các nhà sản xuất PC notebook, những người dự định sẽ sử dụng công nghệ truyền dữ liệu di động trên sản phẩm của mình thông qua băng thông dải tần rộng bởi công nghệ 2G và 2.5G. Tuy nhiên công nghệ này dường như chưa đáp ứng được yêu cầu và hiệu quả đem lại cũng chưa cao.
Công nghệ băng thông di động và sự phát triển
Hiện nay, có hàng loạt công nghệ cho phép sử dụng dịch vụ băng thông dải tần rộng trong đó phải kể đến HSPA và EV-DO. Các công nghệ khác như FLASH-OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing), UMTS TDD (Universal Mobile Telecommunications System Time Division Duplex) và iBurst đã có sức hút đối với một số thị trường nhất định và các ứng dụng mới đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sản xuất hơn.
Loạt công nghệ băng thông này cũng hỗ trợ các dịch vụ cố định và di động, tuy nhiên giá cả thực tế trên thị trường còn biến động nhiều, không ổn định.
Theo nghiên cứu của SA (Strategy Analytics), vào năm 2010, sẽ có khoảng 518 triệu người sử dụng mạng di động băng thông rộng trên toàn thế giới; HSPA và EV-DO sẽ chiếm khoảng 30 triệu trong số này.
HSPA
Là hệ thống công nghệ được chuẩn hóa bởi 3GPP nhằm định hướng cho các nhà cung cấp UMTS toàn cầu. HSPA bao gồm HSDPA (High Speed Downlink Packet Access), HSUPA (High Speed Uplink Packet Access) và HSPA Evolved. Những công nghệ này được biết dưới dạng 3GPP từ 5-8.
Không giống như rất nhiều công nghệ mobile broadband broadband khác, HSPA cung cấp dịch vụ âm thoại cực kỳ hiệu quả đồng thời với việc kết nối truyền dữ liệu di động, cho phép MNOs tiếp tục kinh doanh các gói dịch vụ thoại truyền thống cùng thời điểm và đẩy mạnh doanh thu bằng việc nâng cấp công nghệ truyền tải dữ liệu tốc độ cao.
Mặc dù HSDPA về mặt lí thuyết với tốc độ tải về là 14.4 Mbps, nhưng trên thực thế chỉ có thể hỗ trợ khoảng 3.6 Mbps. Một vài nhà cung cấp dịch vụ đang cố gắng đẩy tốc độ lên vào khoảng 7.2 Mbps. Telstra chính là một trong những số này. Điều quan trọng là HSDPA không chỉ tăng dung lượng UMTS lên gấp 3 lần mà còn giảm các nguy cơ khác về căn bản. Dịch vụ HSPDA được AT&T chính thức đưa vào sử dụng năm 2005 ở Mĩ và Manx Telecom ở Anh.
Theo như GSA (Global mobile Suppliers Association), 94 nhà cung cấp HSDPA đã sử dụng dịch vụ này trên 51 quốc gia/lãnh thổ và 46 nhà cung cấp khác đang dự tính sẽ triển khai HSDPA làm mạng lưới cung cấp dịch vụ của mình. Vào 2/1/2007, 128 thiết bị HSDPA được đưa vào sử dụng, trong đó có 46 là thiết bị di động. Trên 40 sản phẩm HSPDA notebook được thị trường đón nhận.
HSUPA đã cải thiện được khả năng uplink lên tới 5.7 Mbps và dung lượng lưu trữ trên UMTS (WCDMA Release 99), dự kiến sẽ được một loạt các nhà sản xuất UMTS/HSDPA đưa ứng dụng này vào công nghệ của mình trong năm nay. Về mặt cơ bản, HSUPA đã cải thiện được khả năng lưu trữ một cách đáng kể cũng như giảm thiểu được những nguy cơ uplink packet khác đồng thời hỗ trợ một cách hiệu quả cho dịch vụ VoIP.
HSPA Evolved đưa ra giải pháp về đa truy cập MIMO (Multiple-Input, Multiple-Output) và khả năng điều biến rất tốt. Công nghệ này đồng thời cũng tăng dung lượng cho các dịch vụ lưu thông ở thời gian ảo và thời gian thực như VoIP.Công nghệ này có khả năng downlink với tốc độ 42 Mbps và uplink vào khoảng 11 Mbps. Chuẩn 3GPP đang nhận được rất nhiều sự chú ý cũng như tạo được liên kết giữa ngành công nghiệp và mạng lưới hệ thống của nó. Sản phẩm HSPA đầu tiên hi vọng sẽ được giới thiệu vào 2008.
Trong số các công nghệ đạt tiêu chuẩn và có đăng ký độc quyền, HSPA được mong đợi sẽ thu hút phần hớn thị trường băng thông rộng di động.
EV- DO. Giống HSPA và UMTS, EV-DO là công nghệ cải tiến cho CDMA2000 và đang được tiêu chuẩn hoá bởi 3GPP2.
EV-DO phiên bản 0 hỗ trợ khả năng downlink 2.4 Mbps và 400 - 700 kbps đối với các typical end user và tăng gấp 3 lần khả năng lưu trữ dữ liệu của CDMA2000 1X. SK Telecom và KTF của Hàn chính thức đưa EV-DO vào dịch vụ của mình lần lượt vào tháng 1 và tháng 8 năm 2002.
Theo CDG (CDMA Development Group - hội phát triển CDMA), 52 nhà cung cấp dịch vụ đã sử dụng EV-DO và 57 nhà sản xuất khác cũng đang có dự định triển khai công nghệ này. Báo cáo gần đây cho biết có 395 thiết bị EV-DO được đưa vào sử dụng và hơn 50 EV-DO notebooks cũng đã được bán ra.
EV-DO Revision A nâng khả năng downlink lên tới 3.1 Mbps hoặc hơn, khả năng uplink là 1.8 Mbps. Ngoài ra, công nghệ này còn mở rộng khả năng lưu trữ cũng như hạn chế những ảnh hưởng truyền gói thông tin dữ liệu thường gặp, cung cấp điều khiển QoS cho các loại IP stream và hỗ trợ hiệu quả dịch vụ VoIP. Sprint Nextel, KDDI và Telecom New Zealand đang sử dụng công nghệ này vào cung cấp dịch vụ của mình.
EV-DO Revision B cho phép nhà sản xuất tập hợp nhiều kênh EV-DO Rev. A để cung cấp băng thông dải tần rộng hơn cho người sử dụng. Giống như một phần mềm được nâng cấp của mạng EV-DO Rev. A, Rev. B sẽ hỗ trợ 9.3Mbps downlink và 5.4Mbps uplink trong dải tần 5MHz. Dự kiến Rev. B sẽ có mặt sớm và năm 2008.
FLASH-OFDM
Được Flarion Technologies đưa vào thị trường từ đầu năm 2006, FLASH-OFDM giữ danh hiệu là sản phẩm đầu tiên được kiểm chứng và triển khai toàn diện trên công nghệ mobile OFDM. T-Mobile ứng dụng Flash-OFDM ở dải tần 450 MHz ở Slovakia vào tháng 10 năm 2005. Dịch vụ cung cấp 1 Mbps downlink và 256kbps uplink đối với PC cards và desktop modems.
Vào tháng 11 năm 2006, Digita ở Phần Lan cho biết hãng này sẽ chính thức sử dụng mạng FLASH-OFDM vào 6 tháng đầu của năm 2007 được cung cấp bởi Siemens. Vào 18/12/2006, Siemens đã dành được quyền xây dựng T-Mobile Railnet với mạng lưới không dây băng thông rộng, cung cấp khả năng truy cập Internet cho Germany’s 200+ InterCity Express Train (ICE).
UMTS TDD
Là quán quân của công nghệ IP không dây, UMTS TDD thúc đẩy kênh 5-10MHz truyền tải dịch vụ băng thông rộng. Một loạt các mạng thương mại UMTS được đưa vào hoạt động khởi đầu vào tháng 1 năm 2003 tại New Zealand. Vớí khởi đầu này, mạng không dây Whoosh hứa hẹn là một trong số nhà triển khai dịch vụ sáng giá nhất của UMTS TDD. Với việc cung ứng khả năng kết nối từ PC Cards và desktop modems, nhà sản xuất đã thu hút 25.000 khách hàng trên lãnh thổ quốc gia này sau hơn 3 năm phục vụ.
IBURST
Được phát triển bởi Arraycom, iBurst là hệ thống băng thông rộng di động ứng dụng TDD (Time Division Duplex) và adaptive anten cung cấp dịch vụ với tốc độ downlink 1 Mbps và 384 kbps uplink. Personal Broadband của Úc và WBS ở Nam Phi đưa công nghệ này vào cung cấp dịch vụ của mình.
WIBRO
Khởi nghiệp bởi các hãng điện tử hàng đầu của Hàn Quốc: Samsung, LG, SK Telecom và các tổ chức chính phủ khác, ETRI, WiBro đã thích ứng với 802.16e và trở thành một trong những chứng chỉ tiêu chuẩn cho các sản phẩm di động của WiMAX.
Sử dụng dải tần 2.3GHz, WiBro được SK Telecom và KT của Hàn Quốc đưa vào sử dụng từ tháng 6/2006. Số lượng khách hàng sử dụng mạng lưới hiện chưa nhiều, mới chỉ khoảng 1500 người tính đến 29/11/2006. Trên thực tế, dịch vụ HSDPA được đưa vào cùng thời điểm và cũng được SK Telecom cũng như KT’s mobile trang bị cho KTF đã thu hút gần 150.000 khách hàng, gấp 100 lần so với WiBro. Thiết bị giới hạn cộng thêm khả năng bao phủ hẹp cùng với việc gặp phải rất nhiều dịch vụ cạnh tranh trên thị trường Hàn Quốc như HSPA và EV-DO là lí do tại sao WiBro chưa có sức hút thực sự đối với thị trường này.
Tương lai của công nghệ Mobie Broadbandlte
Giải pháp lâu dài phối hợp MIMO với OFDMA để downlink và Single Carrier FDMA trong việc uplink dựa trên công nghệ GSM được đặt ra nhằm cung cấp hiệu quả tối đa cho người sử dụng vào khoảng 100Mbps đi đôi với chất lượng truyền tải dữ liệu tối ưu và hạn chế các yếu tố giảm tốc độ khác. LTC sẽ cung cấp kênh băng thông từ 1.25MHz đến 20MHz cho các nhà cung cấp FDD lẫn TDD. LTE hiện đang được 3FPP tiêu chuẩn hoá và các tổ chức công nghiệp khác đề xuất cho ra mắt thị trường vào năm 2009.UMB.
Trước đây đã được biết đến EV-DO Rev. C là sự kết hợp của công nghệ OFDMA và MIMO. Giống như LTE, UMB được đưa vào sử dụng với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là tạo ra dải tần rộng cùng với các dải tần có sẵn cung cấp các kênh thông tin rộng hơn. UMB hỗ trợ kênh dải tần 20 MHz và đang được 3GGP2 tiêu chuẩn hoá.
Mobile Wimax(802.16E)
Được ra đời trong khi IEEE được sử dụng như công nghệ backhaul và không dây cố định. Các chứng chỉ dựa trên tiêu chuẩn 802.12-2004 revision xác định đặc điểm của hệ thống, khả năng truyền xuyên suốt của băng thông và các kênh hỗ trợ bởi WiMAX các sản phẩm cố định. Nhóm The 802.16 sớm phê duyệt các tiêu chuẩn của 802.16e và diễn đàn WiMAX cũng đã đưa thông tin của ứng dụng này vào các sản phẩm di động của mình. Hai tiêu chuẩn này không tương thích.
Trên diễn đàn của WiMAX, sẽ có 250 ngày sử dụng thử, tuy nhiên số đông có vẻ vẫn thích sử dụng sản phẩm pre-WiMAX hay WiMAX cố định (802.16-2004). Trong khi WiMAX được mệnh danh là công nghệ không dây phổ biến nhất trong vòng vài năm trở lại đây thì lại chỉ có một vài nhà sản xuất di động kí hợp đồng với hãng nhằm tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu mobile WiMAX. Trong số này phải kể đến Sprint Nextel, đang sử dụng ở dải tần 2.5GHz.
Ngoài ra, một vài profiles có sẵn cho các sản phẩm WiMAX cố định và di động. Tất cả các sản phẩm có chứng chỉ của WiMAX (28 sản phẩm tính đến 10/11/2006) dành cho các WiMAX cố định ở dải tần 3.5GHz. Các nhà cung ứng dịch vụ đang chờ tiêu chuẩn của WiMAX bắt đầu là Q1 2007 for Wave I (WiBro / 2.3 GHz) and Q3 2007 for Wave II (2.5 GHz). Sprint Nextel dự định sẽ cho ra mắt dịch vụ của mình vào cùng kỳ cuối 2007 hoặc đầu 2008.
Advantage HSPA
Trong khi WiMAX thu hút được sự chú ý của thị trường mấy năm trở lại đây thì vị trí này có vẻ sẽ nhường lại cho HSPA. Theo dự báo mới đây nhất của các tổ chức nghiên cứu xu thế thị trường, số lượng khách hàng của HSPA đang có triển vọng sẽ lớn hơn hẳn so với của WiMAX. Có thể trong 8 người sử dụng mạng HSPA sẽ có 1 người sử dụng mạng WiMAX vào năm 2011. Với việc cam kết triển khai của hàng trăm nhà sản xuất, HSPA triển vọng trở thành đường dẫn tối ưu nhất cho mạng UMTS và GSM phục vụ trên 2 tỉ khách hàng thế giới.
“Chúng tôi dự kiến sẽ giới thiệu .16e vào cuối năm nay cho khách hàng biết khả năng của đường truyền này, tuy nhiên sẽ triển khai mạng lưới chính thức vào 2-3 năm tới” - Majed Sifri – tổng giám đốc của Redline Communications Inc., phát biểu “Trong khi hầu hết mọi người tập trung vào các giá trị kỹ thuật của WiMAX mà ít tập trung về khía cạnh thương mại, khả năng cạnh tranh bởi WiMAX được tự do trong việc cung cấp các công nghệ tiên tiến bởi hệt thống chưa có một nền tảng thực sự vững chắc trên thị trường. Đây là nhược điểm lớn nhất so với hệ thống 3.5G, hệ thống cho phép giao dịch trong phạm vi rộng khắp và mạng 2G, 2.5G và 3G đang phục vụ trên 2 tỉ khách hàng trên toàn thế giới”.
e-CHIP Mobile Special Edition