• Hiện tại trang web đang trong quá hình chuyển đổi và tái cấu trúc lại chuyên mục nên có thể một vài chức năng chưa hoàn thiện, một số bài viết và chuyên mục sẽ thay đổi. Nếu sự thay đổi này làm bạn phiền lòng, mong bạn thông cảm. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp để chúng tôi hoàn thiện và phát triển. Cảm ơn

THÔNG TIN CHUNG CÔNG NGHỆ NĂM 2007

Status
Không mở trả lời sau này.

NguyenThanhTuan

Super V.I.P
“Lỗ hổng” trên mobile web portal

(Theo Mobilenet) - Sự phát triển mạnh mẽ của internet đã đưa webportal trở thành một cánh cửa giao tiếp mới trong thời đại công nghệ thông tin. Đối với các công dân của “thế giới alô” thì việc truy cập vào các mobile webportal (những trang web chuyên về điện thoại), đặc biệt là trang web của hãng, để cập nhật và tìm kiếm thông tin hỗ trợ đã trở thành thói quen thú vị. Tuy nhiên, không phải lúc nào, những thông tin trên trang web cũng đủ tin cậy cho khách hàng chọn lựa.

01.jpg


Những số điện thoại… không có thực???


Trong thời gian qua, e-Chip MOBILE đã nhận được nhiều phản ánh của độc giả về việc nhiều số điện thoại, địa chỉ đăng trên trang web: www.motorola.com là không có thực.

Ngọc Tùng, một phóng viên của e-Chip MOBILE cũng đã từng gặp phải vấn đề này nhiều lần trong khi tìm hiểu thông tin về Motorola phục vụ độc giả. Anh cho biết: “Để có thể liên hệ với đại diện của hãng, cách nhanh nhất là vào trang web chính thức và tìm số điện thoại liên hệ, điều này hiển nhiên ai cũng biết. Song điều khó hiểu là tại đây, sau một hồi tìm kiếm người ta sẽ list ra được một hệ thống các cửa hàng, đại lý với những dòng địa chỉ và số điện thoại rất “giời ơi đất hỡi”, hoặc nhà riêng, hoặc một cơ quan lạ hoắc nào đó, hoặc chẳng liên quan… Còn muốn tìm địa chỉ của văn phòng đại diện Motorola tại Việt Nam trên trang web này ư… chuyện không tưởng”.

Quả thật, khi vào trang web của Motorola Việt Nam tại địa chỉ www.motorola.com, phần “Liên hệ chúng tôi”, người viết đã ghi lại được dòng text: “Dưới đây là danh sách các trung tâm sửa chữa điện thoại của Motorola. Hãy gọi đến các trung tâm này để biết thông tin chi tiết cho việc sửa chữa điện thoại”. Tuy nhiên, khi làm theo hướng dẫn này bằng cách thực hiện rất nhiều cuộc gọi đến các đại lý, trung tâm bảo hành của Motorola theo số điện thoại trên trang web, người gọi chỉ nhận được câu trả lời "số ĐT không có thực" hoặc “gọi lộn số”.

Cụ thể, 9h ngày 30/7, khi gọi đến số điện thoại 04.7911302 (địa chỉ 33 Cầu Giấy) thì được báo số đó không tồn tại. Số điện thoại 04.5735190 tại 25 Phố Chùa Bộc cũng được báo là không có số. Kết quả cũng xảy ra tương tự khi gọi tới số 08.9975297 tại địa chỉ 307 Hoàng Văn Thụ. Có nhiều số khác khi gọi đến thì lại là một doanh nghiệp lạ hoắc…

Một độc giả của báo e-Chip MOBILE, anh Nguyễn Hoàng Tân, cán bộ ngành viễn thông, đã phản ánh về tòa soạn cho biết anh cũng là nạn nhân của “trò chơi ú tim” này. Anh mới mua điện thoại V3i, khi vào Đà Nẵng công tác, anh phát hiện loa của máy nghe chập chờn nên muốn tìm đến Trung tâm bảo hành của Motorola để sửa. Theo chỉ dẫn ghi trên trang web, anh gọi đến số 0511.810333 (72 Trần Quốc Toản) để hỏi về vấn đề bảo hành nhưng chỉ nghe được câu trả lời từ tổng đài “số điện thoại quý khách gọi hiện nay chưa có...”. Tiếp tục gọi tới số thứ 2 là 0511.582682 (số 10 Nguyễn Văn Linh) anh được trả lời, đây là trung tâm bảo hành của Samsung. “Tôi quá choáng luôn. Trang web là bộ mặt của hãng điện thoại mà đến số điện thoại và địa chỉ cũng không chính xác thì làm sao mà khách hàng có thể tin tưởng được”, anh Tân bức xúc cho biết. Quá ngán ngẩm và không đủ tin tưởng vào mấy trò ú tim trên, anh đã quyết định “tậu” cho mình một "chú dế" khác rẻ tiền hơn để tạm liên lạc, còn chiếc V3i mang về Hà Nội bảo hành.

Giải thích về tình trạng này, đại diện của Motorola tại Việt Nam cho biết những thông tin trên trang web của Motorola về phần Việt Nam là do văn phòng đại diện của Motorola tại Việt Nam đưa lên. Hiện các thông tin này vẫn đang trong thời gian update và sẽ được thay đổi trong thời gian sớm nhất (?). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là hầu hết các địa chỉ, số điện thoại của hệ thống cửa hàng, đại lý bán sản phẩm điện thoại di động Motorola trên trang web này đều không chính xác chứ không phải là thông tin cũ để có thể nói rằng chưa update lại. Phải chăng Motorola Việt Nam đã quá coi thường khách hàng hay đây là một kiểu làm việc tắc trách của bộ phận chăm sóc khách hàng tại Việt Nam? Trang web có thể coi là kênh thông tin chính thức giữa doanh nghiệp, với người tiêu dùng. Đây cũng là cơ sở để đánh giá mức độ chuyên nghiệp, độ tin cậy của một thương hiệu, lẽ nào Motorola lại không cần điều đó?

Để so sánh, chúng tôi cũng đã kiểm tra nhiều số điện thoại khác trên một số trang web của các hãng lớn như Samsung, Nokia, Sony Ericssion, tại các địa chỉ khác nhau như www.samsung.com, www.nokia.com.vn, www.sonyericsson.com nhưng không xảy ra trường hợp nào số điện thoại không có thực giống như tại trang của Motorola.

Đầy… nhưng chưa đủ


Đó là nhận định của rất nhiều độc giả khi được hỏi về các trang web của các hãng điện thoại di động tại Việt Nam. Anh Nguyễn Vũ Trung, một khách hàng lâu năm của Motorola cho biết:” Thời còn du học sinh ở Mỹ, tôi rất thích dùng di động thương hiệu Motorola, từ những sản phẩm như Accompli 388. Nhưng đôi khi muốn tìm kiếm hỗ trợ tại các địa chỉ trực tuyến tôi chỉ có thể tin tưởng các website của Motorola tại Mỹ hoặc Châu Âu thay vì truy cập vào phần hỗ trợ khách hàng Việt Nam. Lý do cũng là vì thông tin quá nghèo nàn, độ hỗ trợ kém. Thật khó hiểu khi một thương hiệu tiên phong như Motorola lại không mấy quan tâm đến vấn đề này nhất là ở một thị trường được đánh giá giàu tiềm năng như Việt Nam.”

Có tới 45% số người được hỏi trả lời rằng họ không hề biết tên trang web chính thức của hãng điện thoại nào tại Việt Nam, mà mỗi lần muốn truy cập, thay vì gõ tên miền trên thanh công cụ thì lại phải tìm kiếm trên Google. Thậm chí nhiều người khẳng định rằng họ chỉ cập nhật thông tin trên trang web của các đại lý lớn như thegioididong.com, muabandtdd.com… là nhiều bởi nó gần gũi, dễ nhớ, dễ truy cập và khá chính xác cả về giá cả lẫn địa chỉ mua bán.



Anh Nguyễn Quốc Thắng (FPT Nokia) nhận xét: “Về mặt cung cấp thông tin của trang web đến những người sử dụng cuối cùng (end user) thì coi là tạm đủ. Nhưng để đem lại thuận tiện cho nguời tiêu dùng như so sánh tính năng, giá cả, đối tượng người dùng cho từng dòng điện thoại thì vẫn chưa tốt lắm. Thông tin về sản phẩm của một số hãng trên web chưa thật sự nhiều, vẫn nặng về tính chất thông cáo báo chí”.

Ngoài thông tin về sản phẩm thì phần tương tác, hỗ trợ khách hàng là phần được nhiều người quan tâm nhất. Tuy nhiên, hầu như tất cả các trang web của các hãng điện thoại lớn tại Việt Nam lại chưa thực sự khai thác triệt để lợi thế này. Trong khi tại các trang web của nhiều đại lý, cửa hàng nhỏ đã làm được “Hỗ trợ trực tuyến” (online tư vấn trực tiếp) thì hầu hết các trang web chính thức của các hãng lớn tại Việt Nam lại “bình chân như vại”.

Các trang web trên thực tế là một kênh thông tin quan trọng để người tiêu dùng có thể tiếp cận nhanh chóng với sản phẩm và nhà sản xuất. Đây cũng là cơ sở để đánh giá mức độ chuyên nghiệp, độ tin cậy cũng như vấn đề quan tâm, chăm sóc khách hàng. Do vậy những thông tin đưa lên web cần đảm bảo độ tin cậy, chính xác, thể hiện sự trung thực và tôn trọng khách hàng. Thiết nghĩ điều đó đâu có khó lắm thay!
 

NguyenThanhTuan

Super V.I.P
“Niềm tin” Mobile?

(Theo Mobilenet)
- Chúng ta công nhận và tôn vinh vai trò của chiếc điện thoại di động song không phải vì thế mà không có những rắc rối nảy sinh từ đây. Một trong những vấn đề tôi muốn đề cập đến trong bài viết này chính là “Niềm tin” khi sử dụng mobile.


01.jpg

Bạn có bao giờ gặp rắc rối khi đột ngột chiếc điện thoại di động không làm tròn trách nhiệm là “cầu nối” giữa bạn với “phần còn lại của thế giới”? Đơn giản khi đó bạn chỉ muốn tắt nguồn để tập trung cao độ vào một công việc gì đó, hay điện thoại hết sạch pin sau một “cú” gọi “nóng máy”… Còn những người thân của bạn lại không cho là vậy?

Với 50 người được hỏi sẽ nghĩ gì nếu không gọi được cho người thân qua di động, tôi đã nhận được những kết quả rất khác nhau. Có người lo lắng, có người bực mình, và phần đông sẽ cho rằng bạn đang có “vấn đề” thay vì tin rằng “máy của bạn hết pin”… Nếu trước đây, việc liên lạc hầu như chỉ bằng… bưu điện hay điện thoại cố định, con người sống tin tưởng nhau hơn, thì giờ đây chiếc ĐTDD đôi khi lại là nguyên nhân khiến mọi thứ trở nên phức tạp… Vợ không liên lạc được với chồng, nảy sinh nghi ngờ; bố mẹ không liên lạc được với con cái, khắc thấy lo lắng, đứng ngồi không yên; bạn bè không liên lạc được với nhau, tỏ ra bực mình…

Vâng, vì sao lại có quá nhiều vấn đề nảy sinh khi không liên lạc được qua ĐTDD?

Tôi có một người bạn. “Bồ” của anh lại sẵn máu “Hoạn Thư”, mỗi lần không liên lạc được với anh, cô ta gọi điện cho hết một lượt các bạn bè của anh (trong đó có tôi) để “truy nã”, rồi nhắn tin, rồi trách mắng, và cuối cùng là gì gì đó thì chỉ có anh bạn tôi mới “thấu hiểu” hết được. Kết cục, sau đó anh bạn tôi đã phải chào thua cô gái này. Tất nhiên không thể đổ hết tội cho ĐTDD nhưng nó cũng góp phần không nhỏ làm cho những mâu thuẫn trở nên khó giải quyết hơn.

Trong một câu chuyện khác, cô gái gọi điện cho sếp báo cáo công việc, nhưng gọi đến 5 lần 7 lượt sếp không nghe. Đến lần cuối cùng, không còn đủ bình tĩnh, cô gái buông điện thoại và thốt ra một câu rất khó chịu thì cũng đúng lúc ông sếp nghe máy và “hứng” trọn câu nói đó. Kết quả cô gái “được” nghỉ việc vô điều kiện.

02.jpg

Thêm một câu chuyện có thật tôi nghe từ một bà chị làm nghề cầm đồ. Chuyện là khi chị ta gọi điện đòi tiền một khách vay nợ. Chuông đổ được 1, 2 tiếng thì tắt máy không liên lạc được. Vốn tính “hổ lửa” chị một mực cho rằng bên kia có ý “trốn nợ” và thề sẽ “xử lý” bằng “luật”. Việc có thể như chị ta nói, nhưng cũng có thể máy điện thoại của người đó hết pin đột ngột. Nhưng dù thế nào thì niềm tin giờ đây cũng đã mai một đi cùng với câu nói “Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được…”.

Trên đây chỉ là một vài trong số hàng ngàn câu chuyện, những câu chuyện tình cờ xảy ra và không thuộc về số đông, nhưng tôi tin là đang xảy ra và dễ xảy ra với bất cứ ai đang sử dụng ĐTDD.

Dù thông minh, hiện đại đến mấy chiếc mobile cũng chỉ là một vật dụng, một thiết bị như bao thiết bị khác đang phục vụ con người. Điều chúng ta hi vọng và kỳ vọng là mobile không chỉ kéo con người lại gần nhau bằng khoảng cách, bằng lời nói mà còn bằng cả tấm lòng, và niềm tin.
 

NguyenThanhTuan

Super V.I.P
Chơi "dế" xách tay

(Theo Mobilenet) - Nhiều người có thâm niên chơi điện thoại đã lâu, từng dùng qua gần vài chục chiếc điện thoại, nhưng chưa bao giờ mua hàng… chính hãng. Đơn giản là bởi những tính năng độc đáo, lạ mắt của những “chú dế” hàng “xách tay” luôn bỏ xa những “binh chủng dế” chính hãng được “chỉ định” có mặt tại thị trường Việt Nam.

01.jpg

Dù chỉ mang tính tương đối, song hy vọng việc phân loại những chiếc mobile hàng “xách tay” đang được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giúp người tiêu dùng có thêm những đánh giá đúng về một loại sản phẩm vô cùng đa dạng này.

Dòng điện thoại giải trí

Đây là những chiếc điện thoại hỗ trợ chủ yếu những tính năng đã trở thành cơ bản như chụp hình, quay phim, nghe nhạc. Hiện nay, với mức giá dưới 2 triệu đồng, người dùng đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại mới với đầy đủ tính năng cần thiết. Tiêu biểu như O2 Ice, chiếc điện thoại được mệnh danh “nữ hoàng băng giá”, đã từng gây sóng gió nhiều nhất trên thị trường cách đây vài tháng. Những chiếc điện thoại trắng muốt mang thương hiệu O2 này có thiết kế lạ, máy ảnh 2 Megapixel, màn hình sắc nét tuyệt đối và âm thanh qua tai nghe rất thuyết phục, cộng với giá cả phải chăng (dưới 2 triệu đồng) đã hoàn toàn chinh phục người dùng và là model bán chạy nhất tại thời điểm đó.

Qua bao nhiêu cuộc phá giá, những cuộc chiến ngầm giữa các đầu nậu phân phối thì hiện nay mức giá của O2 Ice vẫn ở mức chấp nhận được là 1,8 triệu đồng. Nhưng “hot” nhất ở thời điểm này chính là W950i, một thành viên mới trong gia tộc nhạc số của Sony Ericsson, không hiểu sao được bán ra ở thị trường "xách tay" chỉ với giá dưới 4 triệu đồng (thấp hơn giá chính hãng một nửa). Model này hiện đang rất khó tìm và hứa hẹn sẽ lên giá nếu tình trạng “khan hàng” còn tiếp diễn.

Ngoài ra, những mẫu Nokia 3250, Nokia 5300, hay Motorola V3 cũng được đánh giá là hút hàng hiện nay.

Dòng điện thoại doanh nhân

02.jpg

Những chiếc điện thoại có khả năng soạn thảo văn bản, duyệt web, tra từ điển,… có thể đáp ứng được nhu cầu không chỉ của những người kinh doanh, mà còn phục vụ rất tốt nhu cầu học tập, tra cứu của đa số sinh viên, đặc biệt là sinh viên các trường công nghệ thông tin. Ở dòng này, Nokia có vài đại diện (9500, 9300i, E90), Sony Ericsson cũng có P990 (4.980.000 đồng), P1i (8.350.000 đồng), nhưng ồn ào, náo nhiệt nhất ở thị trường "xách tay" phải nói đến các loại PPC Phone mang các thương hiệu O2, Dopod, HTC…

Mặc dù vẫn có rất nhiều mẫu điện thoại mới ra hàng tuần, nhưng những chiếc PPC Phone được giao dịch nhiều nhất quanh đi quẩn lại vẫn là những model cũ, đã được chứng minh tính ổn định qua thời gian như O2 XDA Atom (6.150.000 đồng), O2 XDA Atom Exec (7.400.000 đồng)…

Tại nhiều cửa hàng chuyên bán O2 trên đường Trần Quang Khải, đường Trần Hưng Đạo, không khí khá tấp nập với kẻ bán người mua ra vào thường xuyên. Không chỉ những dừng lại ở việc mua máy mới, khách ở những cửa hàng này còn quan tâm rất nhiều đến những chiếc điện thoại đã qua sử dụng, hay nâng cấp, trao đổi máy. Vì những lí do về giá cả, mẫu mã, có thể nói rằng thị trường "xách tay" ở mảng PPC Phone lớn mạnh hơn nhiều so với thị trường chính hãng.

Dòng điện thoại độc, lạ

Thị trường "xách tay" chính là “đất” để những mẫu di động độc đáo tung hoành. Dù không bỏ công đi tìm những chiếc điện thoại “siêu độc” như điện thoại hình bao thuốc lá, điện thoại kiêm bộ đàm, hay điện thoại hình chiếc xe hơi, nhưng người dùng hiện nay bắt đầu dần quen với thương hiệu BlackBerry, vẫn tìm mua Nokia 6310i, Siemens SL45, hay bỏ tiền ốp vỏ gỗ cho chiếc điện thoại của mình. Những kiểu chơi này đã hình thành ở một bộ phận rất lớn người dùng và hiện đang phát triển khá mạnh. Như dòng điện thoại BlackBerry của Mĩ mới du nhập vào Việt Nam cách nay 2 năm, nay đã trở thành quen thuộc với rất nhiều người dùng qua những model tiêu biểu như 8100 (đen: 3.900.000 đồng, trắng: 4.200.000 đồng), 8800 (7.100.000 đồng), hay cũ hơn như 6710 (600.000 đồng), 7230 (1.250.000 đồng), 7290 (1.750.000 đồng)… được bán rất chạy trên nhiều diễn đàn điện thoại.

Hay như chiếc điện thoại 6310i bền bỉ của Nokia hiện vẫn là một trong những model được tìm mua nhiều nhất, và cho đến nay vẫn giữ được mức giá trên 1,5 triệu đồng. Những mẫu điện thoại, những trào lưu gắn kết mọi người như vậy chỉ có thể có được ở thị trường "xách tay", nơi những chiếc điện thoại được phân phối hiếm hoi qua các kênh nhỏ lẻ
 

NhatNguyen

New Member
Thông tin Mobile ngày 23/8/07

Khám phá công nghệ không dây NFC

1187582815.jpg

NFC (Near Field Communications) bao gồm một tấm thẻ chứa thông tin của người sử dụng đặt trong điện thoại di động có thể truyền dữ liệu không dây và đầu đọc truy cập được vào kho lưu trữ trên thẻ.

Ví dụ, khách hàng sẽ mua vé xem buổi hòa nhạc qua điện thoại di động, các thông tin nhận dạng của họ được lưu vào thẻ trong máy. Tại nơi diễn ra hòa nhạc, một đầu đọc thẻ nhận dạng bằng tần số vô tuyến (RFID) sẽ soi và nhận biết thông tin chi tiết về vé trên thẻ.

Thiết bị NFC chỉ có thể truyền không dây vài kilobit dữ liệu trong phạm vi vài cm, do đó nó đảm bảo an toàn khi người sử dụng muốn trao đổi thông tin nhạy cảm. Các hãng sản xuất di động có vẻ hứng thú với công nghệ này và cho rằng điện thoại NFC sẽ được dùng để thanh toán hóa đơn khi người sử dụng uống cafe hay mua báo… Nó cũng sẽ xuất hiện trong khóa điện tử, vé và các tài liệu du lịch.

Điện thoại di động được coi là thiết bị lý tưởng của NFC vì được nhiều người dùng và có thể tải mọi thông tin. "Đây là công nghệ hay và rất sẵn sàng tích hợp với điện thoại cầm tay", Mike Roberts, chuyên gia của Informa Telecoms and Mobile, cho biết. "Nó có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà điều hành mạng di động".

Chuẩn công nghệ mới NFC sẽ biến điện thoại di động thành thẻ tín dụng. Một con chíp sẽ được gắn vào điện thoại cho phép bạn thanh toán nhờ giao diện cảm ứng cao hoặc đưa điện thoại đến gần chiếc máy đọc NFC. Ngay lúc đó, tài khoản ngân hàng của bạn sẽ phát huy tác dụng. Hiện nay ứng dụng thanh toán di động NFC đang được thử nghiệm tại Mỹ, Đức, Phần Lan, Hà Lan và một số nước khác. Công nghệ này được dùng phổ biến tại Nhật.

NFC cho phép người sử dụng điện thoại di động có thể thanh toán các loại dịch vụ thông thường như mua vé xe buýt, hàng hóa, thậm chí giúp thanh toán chi phí cho một kỳ nghỉ... Loại điện thoại di động sử dụng công nghệ NFC đã trở nên quen thuộc đối với người dân Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, tại các nước châu Âu, việc ứng dụng công nghệ này đang gây ra tranh luận gay gắt giữa nhà cung cấp dịch vụ, các ngân hàng, các tập đoàn thẻ tín dụng và người sử dụng. Người ta có thể so sánh công nghệ NFC với các tiêu chuẩn BlueTouth hay Wi-Fi, kết hợp giữa công nghệ không dây và công nghệ không tiếp xúc, cho phép ứng dụng nhiều thành tựu khoa học mới vào điện thoại di động, biến nó trở thành những chiếc thẻ ngân hàng có ích, thẻ ra vào doanh nghiệp, vé tàu xe hay thậm chí trở thành ví tiền điện tử.

Alex Sinclair, Giám đốc kỹ thuật của Hiệp hội GSM, nhận xét: "NFC sẽ mở ra một loạt cơ hội mới, giúp cho ngành viễn thông không dây thúc đẩy tiềm năng kinh doanh". Hiện có 14 nhà điều hành mạng trong Hiệp hội GSM đang phối hợp triển khai NFC, trong đó có Bouygues Telecom, China Mobile, Cingular Wireless, KPN, Mobilkom Austria, Orange, SFR, SK Telecom.

(Theo Vista.gov.vn)
 

NhatNguyen

New Member
Công nghệ DECT: công nghệ không dây đầy hứa hẹn

Bên cạnh nhiều công nghệ không dây (Bluetooth, Wibree, Zigbee, USB không dây, Wi-Fi…), DECT (Digitally Enhanced Cordless Telecommunications) cũng được đánh giá là có nhiều hứa hẹn, hiện nó mới chỉ được dùng trong điện thoại cố định không dây. Sử dụng tín hiệu radio, nó có thể thực hiện cuộc gọi trong phạm vi 100 mét. DECT được đánh giá là công nghệ đặc biệt thành công bởi mô hình điện thoại này đang được nhiều gia đình trên toàn thế giới ưa thích.

1187749612.jpg

Công nghệ Cat (Cordless Advanced Technolog), phát triển dựa trên DECT, hỗ trợ thêm dịch vụ VoIP và radio, cho phép người sử dụng nghe đài trên Internet hoặc tra cứu danh bạ điện thoại trực tuyến. Các sản phẩm đầu tiên sẽ xuất hiện cuối năm nay.

Sản phẩm điển hình của công nghệ DECT là chiếc điện thoại VTech DECT 6.0 6053. Hãy tưởng tượng bạn đang tận hưởng hạnh phúc trong tổ ấm là một ngôi nhà có nhiều tầng, hay bạn đang xem chương trình bóng đá yêu thích thì chuông điện thoại bàn reo. Làm thế nào để có thể vừa nói chuyện điện thoại và vừa xem chương trình một cách thoải mái nhất? Không có gì khó cả nếu nhà bạn đang sở hữu chiếc điện thoại VTech DECT 6.0 6053.

VTech DECT 6.0 6053 là chiếc điện thoại không dây trang bị nhiều tính năng chuẩn mà mọi người mong đợi từ đầu những năm 90. Nó có hệ thống trả lời tự động, một máy cầm tay nhỏ, hiển thị số người gọi, điều chỉnh âm lượng, và cuối cùng là quay lại số vừa gọi và tín hiệu đợi trả lời.

Tuy nhiên, 6053 có nhiều thứ mà hầu hết các điện thoại trong nhiều gia đình không có, và đó là công nghệ số DECT 6.0. DECT có chất lượng âm thanh cực tốt và phạm vi di chuyển 5.8 GHz và nó không làm nhiễu các tín hiệu vô tuyến như tivi, radio … Bạn có thể lưu trong danh bạ 50 số điện thoại và bạn cũng có thể lưu lại nhật ký 50 cuộc gọi. VTech DECT 6.0 6053 cũng có 3 ngôn ngữ để bạn lựa chọn và có thể chọn kiểu chuông yêu thích.

Chắc chắn, nó không phải là một chiếc điện thoại cồng kềnh mà nó là chiếc điện thoại nhỏ gọn nhất. 6053 rất tiện lợi, nó miễn nhiễu đối với các tần sóng giao thoa xung quanh nhà bạn. VTech DECT 6.0 6053 cũng trang bị thêm hai máy điện thoại nhỏ bổ sung và chân đế riêng. Điều đó có nghĩa là bạn có một hệ thống điện thoại liên lạc trong nhà và có thể thoải mái liên lạc với các thành viên trong nhà.

(Theo Vista.gov.vn)
 

NhatNguyen

New Member
Đi thuê ĐTDĐ: Sành điệu như ai...

images1392879_P990i.jpg


Một mẫu máy "xịn" mà dân sành điệu hay thuê để dùng

Cách đây ba tháng, Minh còn sử dụng chiếc điện thoại xách tay K915. Với số tiền lương ít ỏi, kiếm được từ việc làm hoạt náo viên tại siêu thị, ai cũng thắc mắc vì sao cậu có thể đổi điện thoại thời trang nhanh đến như vậy. Minh bật mí: “Điện thoại thuê mà, đổi có mất tiền đâu!”.


Từ nhu cầu của “thượng đế”...

Theo hướng dẫn của Minh, phóng viên đến tham quan một cửa hàng cho thuê điện thoại di động trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3, TP.HCM). Đập vào mắt khách là bảng hiệu quảng cáo khá hấp dẫn: “Cho thuê điện thoại giá 100.000 đồng”. Hơn 50 mẫu "dế" kiểu dáng đẹp mắt đang được trưng bày trong 3 tủ kính tại đây, đảm bảo làm hài lòng những khách hàng thích sưu tầm hàng độc.


Hai tuần trước là SE P990i... còn tuần này là Nokia N92

Muốn có được giá trên, “thượng đế” phải đồng ý thuê máy từ 3 tháng trở lên. Ít hơn khoảng thời gian này, họ phải trả giá gấp đôi, tức là mỗi máy 200.000 đồng/tháng. Thời gian thuê tối thiểu là một tháng, nếu ít hơn, khách hàng vẫn phải trả đủ tiền thuê cho một tháng. Số tiền này không quá cao so với túi tiền của sinh viên.

Không chỉ với điện thoại, khi cần, bạn cũng có thể thuê những đồ số khác để phục vụ cho nhu cầu nhất thời của mình. Đông khách thứ hai sau điện thoại là laptop, với giá thuê từ 1 đến 15 USD/ngày (tùy theo cấu hình và thời hạn thuê máy).

Khác với những bạn trẻ thuê điện thoại di động vì thích chạy theo thời trang, khách hàng thuê laptop thường là sinh viên cần làm báo cáo hay viết luận văn tốt nghiệp.


... đến những cuộc chạy đua tài chính


Tuy giá thuê không cao nhưng tiền "thế chân" lại khiến cư dân số đau đầu. Sau khi qua được vòng “chọn mặt”, khách hàng thường phải bỏ ra số tiền bằng một phần ba giá trị cái laptop để đặt cọc.

Với điện thoại di động, số tiền "thế chân" là cả giá trị chiếc máy. Lan (đại học KHXH-NV) cho biết, để có được 1,8 triệu đồng tiền thế chân chiếc máy điện thoại nghe nhạc MP3, cô phải để dành tiền làm thêm trong 3 tháng mới đủ.

Không dừng lại ở đó, để chạy theo kịp các dòng máy thời trang mới xuất hiện, những người này phải “nhồi” thêm tiền cọc vào số tiền đã đặt sẵn trong cửa tiệm.

Như vậy, dẫu sẽ lấy lại được tiền cọc khi trả máy, nhưng cuộc chạy đua với thời trang điện thoại của người thuê máy và người mua máy vẫn bị chi phối bởi đồng tiền. Những sinh viên trong đại học Bách Khoa (TP.HCM) thường rỉ tai nhau chuyện Phượng, từ Tây Ninh lên thành phố học, gia đình phải chạy ăn từng bữa, nhưng cô nàng vẫn vay mượn bạn bè, thuê điện thoại cho “bằng chị bằng em”.


Chủ tiệm "chào thua"

Khi bạn bè biết chuyện, đòi lại tiền thì Phượng mới vội vàng đi trả máy. Oái oăm, cô không biết rằng khi đã ký hợp đồng thuê máy, phải đến khi đến hạn hợp đồng, chủ tiệm mới trả lại tiền cọc cho cô.

Đòi tiền không được, Phượng khóc lóc, dọa sẽ đi kiện. Anh Micheal, người Hong Kong, chủ cửa hàng cho thuê điện thoại tỏ ra ngán ngẩm: “Chúng tôi chỉ biết làm theo hợp đồng đã ký với khách, nhưng hình như các “thượng đế” Việt Nam vẫn chưa có thói quen cư xử theo luật”.

Tại các nước phát triển, mô hình cho thuê các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại di động, laptop... khá phổ biến và phát triển bởi người chủ huy động được vốn kinh doanh, còn khách hàng thì chỉ phải trả một khoản phí tương đối. Trong tương lai, mô hình này sẽ còn tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, muốn sử dụng được những dịch vụ này, các “thượng đế” Việt vẫn phải cân đối khả năng tài chính và nhất là học cách ứng xử theo nguyên tắc.

Theo NLĐ
 

NhatNguyen

New Member
ĐTDĐ quay được phim 3D

images1392895_3d_phone220807.jpg


Nguồn: AFP


Nhiều mẫu ĐTDĐ trên thị trường Nhật Bản hiện nay đã cho phép người dùng quay phim rồi chia sẻ với bạn bè. Nhưng không lâu nữa, những hình ảnh này sẽ được "nâng lên một tầm cao mới" - trở thành hình ảnh 3 chiều thực thụ.

Hãng công nghệ Hitachi của Nhật Bản vừa phát triển thành công một loại màn hình 3D siêu nhẹ, có khả năng ứng dụng cho những thiết bị di động hoặc cầm tay như điện thoại.

Với trọng lượng chỉ 1 kg, thiết bị này có thể hiển thị các hình ảnh lập thể đúng nghĩa.

Nhìn bề ngoài, nó giống như một kim tự tháp đa góc, lộn ngược với các mặt toàn bằng gương và nằm trên đỉnh một màn hình tinh thể lỏng.

"Nó rất nhỏ và cơ động, dễ mang theo người", ông Rieko Otsuka, chuyên gia của Phòng nghiên cứu cao cấp Hitachi cho biết.

Tận dụng hai ưu điểm này, Hitachi hy vọng có thể ứng dụng màn hình để trình chiếu các cổ vật bảo tàng trong trường học. "Chúng sẽ khiến cho bọn trẻ cảm thấy như đồ vật đang đứng ngay trước mặt mình vậy".

"Chúng tôi sẽ tiếp tục cải tiến và thu nhỏ kích cỡ của thiết bị này. Hy vọng là trong tương lai không xa, người dùng sẽ có thể nhìn thấy hình ảnh ba chiều ngay trên màn hình điện thoại của mình", Otsuka chia sẻ.

Theo AFP
 

NhatNguyen

New Member
Thông tin Mobile ngày 26/8/07

Ứng dụng văn phòng trong ĐTDĐ: Chữ nghĩa - là vấn đề nan giải

Từ những chiếc smart phone, PDA phone siêu tính năng đến những chiếc ĐTDĐ bình thường ngày càng được tích hợp nhiều tính năng văn phòng, các nhà sản xuất đang cố gắng đưa ĐTDĐ đến gần với máy tính.

ĐTDĐ thu hẹp khoảng cách với máy tính

A0708_HT_98.jpg


Nokia E90, smart phone tích hợp nhiều tính năng văn phòng mạnh.


Các điện thoại sử dụng hệ điều hành (HĐH) Microsoft Windows Mobile, Symbian S60, Linux là những sản phẩm được tích hợp nhiều ứng dụng văn phòng nhất. Hơn nữa, nhiều nhà sản xuất đã xác lập hẳn những dòng ĐTDĐ mạnh cho ứng dụng văn phòng. Ví dụ, Nokia có dòng “E”, Sony Ericsson có dòng “P”, Motorola có “Q”, Samsung là dòng “i”, sản phẩm của O2... Đặc điểm chung thường thấy của các sản phẩm này là có bàn phím đầy đủ QWERTY, màn hình lớn và điểm bạn dễ “cảm nhận” nhất là... giá cao hơn so với các ĐTDĐ khác. Hiện ĐTDĐ có ứng dụng văn phòng mạnh ngày càng nhiều trên thị trường Việt Nam.

Các ứng dụng văn phòng phổ biến gồm: nhóm các ứng dụng liên quan đến Internet như: duyệt web, e-mail, trình đọc tin tức RSS, download, tìm kiếm, IM...; nhóm các ứng dụng liên quan đến văn bản: Word, Excel, PDF, in ấn... và nhóm các ứng dụng trợ giúp cá nhân: lịch làm việc, từ điển, lịch âm/dương, eBook, dạnh bạ, eCard... Thực tế cho thấy, so với các ứng dụng văn phòng trên máy tính, các chương trình văn phòng trên ĐTDĐ với danh sách ngày càng được nối dài để đáp ứng mong mỏi của người dùng. Chẳng thế mà nhiều người đang hy vọng ĐTDĐ trở thành máy tính. Thậm chí Nokia còn gọi một số sản phẩm của họ là máy tính truyền thông bỏ túi chứ không phải là... ĐTDĐ.

Thế nhưng trong suốt quá trình làm việc của mình, chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi của bạn đọc nói về font chữ tiếng Việt trong các ứng dụng văn phòng trên ĐTDĐ, bên cạnh đó bộ gõ tiếng Việt trên ĐTDĐ chưa phổ biến, khiến việc nhập liệu cũng gặp khó khăn.


Chưa phổ dụng

Điều dễ dàng nhận thấy là hầu hết các ứng dụng nói trên đều chỉ hoạt động tốt và người dùng chỉ có thể sử dụng được nếu các font chữ hiển thị đúng trong trường hợp chúng được soạn thảo bằng tiếng Việt, ví dụ chương trình đọc sách tiếng Việt hay từ điển tiếng Việt chẳng hạn.

Nếu đơn giản nghĩ rằng, Microsoft Windows Mobile, Symbian S60 (và một số phiên bản Symbian khác), Linux đều đã được tích hợp sẵn các font chữ hỗ trợ Unicode, thì mọi việc không có gì để nói. Thực tế có nhiều sản phẩm được sản xuất tại một khu vực nào đó không được tích hợp sẵn bộ font hỗ trợ Unicode, thậm chí cả những sản phẩm quá mới cũng không được tích hợp sẵn các font chữ theo tiêu chuẩn Unicode... điều này dễ dàng nhận thấy nếu bạn duyệt web, nhiều chữ trên nội dung của trang web biến thành các ô vuông.

Để khắc phục tình trạng này, một số người dùng đã cất công đi cài các font chữ hỗ trợ Unicode hoặc tự mày mò tìm kiếm và “cài” vào máy. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về ĐTDĐ, hiện có nhiều bộ font hỗ trợ Unicode có thể cài đặt cho các hệ điều hành nói trên được bán hoặc cho tải về miễn phí trên nhiều website nhưng không phải bao giờ các chương trình này cũng chạy tốt. Chính vì vậy mà người dùng nên đến các trung tâm hỗ trợ khách hàng của các nhà sản xuất tại Việt Nam để yêu cầu thực hiện các công việc này. Đây là một lời khuyên tốt, nhưng từ đây, chúng ta cũng nhận thấy là chỉ mỗi việc font chữ Unicode thôi mà nhiều người dùng đã gặp khó khăn khi cài đặt. Thành phố lớn thì không sao nhưng ở những địa phương xa các trung tâm này, người dùng càng khó khăn hơn khi muốn cài ứng dụng và bộ font Unicode nói riêng. Nhiều người dùng ĐTDĐ nói với chúng tôi rằng cách thức cài đặt một ứng dụng vào ĐTDĐ đôi khi khá phức tạp khiến họ... nản và không muốn sử dụng các ứng dụng trên ĐTDĐ nữa.

Không chỉ font chữ mà bộ gõ tiếng Việt trên ĐTDĐ cũng có vấn đề, bạn sẽ khó tìm được bộ gõ hoàn hảo cho ĐTDĐ của mình, thậm chí trên các sản phẩm có bàn phím QWERTY. Các bộ gõ tiếng Việt miễn phí hay thương mại hiện nay, chỉ có thể chạy tốt trên một vài sản phẩm nhất định. Sẽ không phải là “văn phòng di động” nếu không gõ được tiếng Việt, một người dùng nhận xét.

Trong quá trình tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi nhận thấy, dù hầu hết các nhà sản xuất nổi tiếng trên thị trường đều đã tung ra các sản phẩm mạnh ở các ứng dụng văn phòng nhưng họ thực sự chưa chú trọng đến vấn đề font chữ cũng như bộ gõ tiếng Việt cho thị trường Việt Nam dù trên Smartphone hay PDA-phone.

Hơn nữa, với quá khứ không thống nhất font chữ trên các văn bản, cũng như hiện có quá nhiều định dạng văn bản khác nhau cản trở người dùng sử dụng nhiều ứng dụng văn phòng không những trên máy tính mà cả trên ĐTDĐ. Đơn giản là người dùng phải cài đặt nhiều định dạng văn bản khác nhau mới hy vọng có thể sử dụng một cách tối ưu trên ĐTDĐ, vốn là thiết bị quá “đơn sơ” so với máy tính. Chính vì thế với việc hy vọng biến ĐTDĐ thành văn phòng di động hay MTXT đều chưa được như mong muốn. Các chuyên gia cho rằng, với xu hướng phát triển các hệ thống tiêu chuẩn dành cho văn bản, cho phép dễ dàng chuyển những văn bản có sẵn sang định dạng dữ liệu mới, hy vọng ĐTDĐ sẽ thừa hưởng được các thành quả này và trở nên hiệu quả hơn đối các ứng dụng văn phòng.


Theo PC World VN
 

NhatNguyen

New Member
MOTOROLA MASC: SỮA CHỮA ĐTDĐ TỐI ĐA 3 TIẾNG

A0708_HT_98b.jpg

Trung tâm bảo hành điện thoại di động theo chuẩn quốc tế đầu tiên, hoạt động độc lập với nhà phân phối của Motorola vừa đi vào hoạt động trong tháng 7/2007, tại TP.HCM. Nhân sự kiện này ông Bùi Văn Hòa, giám đốc bộ phận ĐTDĐ Motorola Việt Nam đã cho biết thêm chi tiết:

Qui mô và ưu điểm của hệ thống này?

Hệ thống gồm 3 trung tâm MASC (Motorola Authorized Service Center) đặt tại TP.HCM, Hà Nội và Cần Thơ. Hiện có trên 100 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và máy móc kỹ

thuật hiện đại, có khả năng tiếp nhận bảo hành và giải quyết sự cố trong thời gian ngắn, trung bình 2,5-3 giờ cho mỗi trường hợp phức tạp. Công ty Hồng Quang, đơn vị đầu tư MASC sẽ tiếp tục phát triển thêm trung tâm MASC tại Đà Nẵng... Chúng tôi cam kết người dùng sẽ được hưởng dịch vụ bảo hành theo tiêu chuẩn Motorola.


Điểm khác biệt giữa các trung tâm MASC với các trung tâm hiện có của Motorola?

Các nhà phân phối chính thức của Motorola như FPT, Ngôi Sao Sáng... đều có trung tâm bảo hành riêng. Khác những trung tâm này, MASC được Hồng Quang xây dựng là trung tâm độc lập, tiếp nhận bảo hành, sửa chữa tất cả điện thoại Motorola chính hãng. Trung tâm này được chứng nhận là nơi đầu tiên đạt chuẩn MASC ở mức 3 (cao nhất ở Việt Nam). MASC mức 3 là nơi có trình độ kỹ thuật cao và mức độ chuyên môn sâu hơn các trung tâm ở mức thấp hơn. Trong trường hợp hỏng hóc phức tạp, MASC có quyền quyết định thay hoặc đổi linh kiện mới mà không phải chuyển máy về hãng như các trung tâm bảo hành khác.


Motorola Việt Nam đã từng cho biết sẽ tập trung vào các sản phẩm tính năng kỹ thuật cao trong năm 2007, việc này sẽ được cụ thể hoá như thế nào?

Chúng tôi đã bắt đầu thực hiện kế hoạch này, trước tiên là giới thiệu ra thị trường Việt Nam sản phẩm smart phone Motorola Q, nhiều sản phẩm hi-tech cũng sẽ được công bố vào quí III và IV năm nay.

Theo PC World VN
 

NhatNguyen

New Member
Ấn Độ trở thành thị trường Top 2 của Nokia

images1394279_india_phone240807.jpg


Ấn Độ đã trở thành thị trường chiến lược của nhiều hãng ĐTDĐ. Nguồn: BBC

Gã khổng lồ di động Phần Lan cho biết Ấn Độ đã vượt qua Mỹ để trở thành thị trường lớn thứ hai của hãng này, chỉ sau Trung Quốc.

Tuyên bố nói trên được Giám đốc điều hành Nokia Olli-Pekka Kallasvuo đưa ra trong chuyến thăm Ấn Độ mới đây. Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Nokia đề cao vai trò chiến lược của thị trường Ấn Độ.

Ngay từ đầu năm ngoái, hãng này từng dự đoán rằng trước năm 2010, Ấn Độ sẽ qua mặt Mỹ.

Chính vì thế, rất nhiều sáng kiến, chiến dịch và chương trình hấp dẫn đã được Nokia liên tục "nhồi" vào các thị trường mới nổi kiểu như Ấn Độ trong suốt những tháng qua.

Tính đến hết tháng 7, cả Ấn Độ đã có tổng cộng 118 triệu thuê bao di động. Thu nhập bình quân đầu người tăng, giá cước giảm ngày càng rẻ đã khiến cho nhu cầu sử dụng điện thoại di động tại xứ sở sông Hằng tăng cao.

Cứ mỗi tháng trôi qua, các mạng di động Ấn Độ lại có hơn 6 triệu thuê bao mới - một tốc độ tăng trưởng mà bất cứ nhà sản xuất điện thoại nào cũng phải thèm muốn.


Săn đón người đẹp

"Trong số 185 triệu người dùng di động tại Ấn Độ, có tới 85 triệu là dùng điện thoại của Nokia", Giám đốc Nokia Ấn Độ tuyên bố. Số liệu mới nhất từ chi nhánh này cho thấy: Ấn Độ đã bắt kịp Mỹ về doanh thu (2,7 tỷ euro so với 2,8 tỷ euro).


Trong chiến dịch mở rộng sang các thị trường mới nổi của Nokia, Ấn Độ đã trở thành tâm điểm chiến lược trên bản đồ. Nokia không chỉ xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại tại đây để xuất đi khắp thế giới, mà còn mở nhiều chương trình đưa điện thoại di động đến với vùng sâu, vùng xa, các khu vực nông thôn hẻo lánh của Ấn Độ.

Hãng cũng tích cực phát triển những mẫu điện thoại "độc quyền" dành cho thị trường này, với một số tính năng riêng như bàn phím chống trơn (do tay đổ mồ hôi), chịu nóng ẩm tốt....

Số nhân viên của hãng đã tăng từ 450 người năm 2004 lên 9000 người tại thời điểm này. Sau 18 tháng hoạt động, nhà máy Nokia tại Chennai đã xuất xưởng hơn 60 triệu điện thoại các loại. Quá nửa trong số này được xuất khẩu tới 58 quốc gia khác.

Vietnamnet - Theo BBC
 

NhatNguyen

New Member
Scandal pin Nokia "ngốn" 1,2 tỷ USD

images1394421_nokia-battery240807.jpg


Nguồn: Gizmodo

Hãng điện tử Matsushita Electric của Nhật Bản đang phải đối mặt với nguy cơ "thủng túi" sau khi Nokia khuyến cáo pin điện thoại của hãng có thể cháy nổ và người dùng nên đem đổi càng sớm càng tốt.

Tuần trước, Nokia thông báo có tới 46 triệu gói pin lithium-ion mang mã hiệu BL-5C đang dùng bên trong điện thoại của hãng có khả năng "quá nóng dẫn tới nóng chảy, cháy nổ". Số pin này đều do Matsushita sản xuất và cung cấp cho Nokia theo đơn đặt hàng.

Nếu như khách hàng hoàn trả lại đúng chừng ấy số pin, Matsushita có thể phải gánh chịu mức phí tổn lên tới 138 tỷ yên, tương đương 1,2 tỷ USD.
Căn cứ để chuyên gia Kota Ezawa của Nikko Citigroup đưa ra con số trên là vì giá thành một gói pin hiện nay vào khoảng 3000 yên (26 USD).

"Không chỉ khiến doanh thu của Matsushita bị thâm hụt nặng, sự cố pin lớn nhất trong lịch sử ngành điện tử gia dụng thế giới còn khiến cho hình ảnh doanh nghiệp bị bôi đen trầm trọng", Ezawa nhận định.

Ngay sau khuyến cáo của Nokia, giá cổ phiếu Matsushita đã sụt giảm thảm hại xuống mức thấp nhất trong 1 năm trở lại đây là 1.912 yên (16,64 USD).
Theo lời đại diện Matsushita thì toàn bộ số pin BL-5C nằm trong diện bị ảnh hưởng đều được sản xuất tại một nhà máy của hãng ở Chu Hải, miền Nam Trung Quốc.

Lũ lượt scandal

Số pin này xuất hiện trong hơn 50 model điện thoại Nokia khác nhau, từ loại cơ bản, bình dân nhất cho đến hiện đại nhất.

Năm ngoái, Sony đã phải chi 51,2 tỷ yên (45 triệu USD) để thu hồi 9,6 triệu pin máy tính xách tay bị lỗi. Sanyo Electric cũng phải móc ví 4 tỷ yên (35 triệu USD) sau khi Mitsubishi Electric ra quyết định thu hồi 1,3 triệu pin laptop vì lý do tương tự. Gần đây nhất, Microsoft phải mất xấp xỉ 1 tỷ USD để sửa lỗi phần cứng bên trong chiếc máy chơi game Xbox 360.

"Mỗi năm, các hãng điện tử Nhật Bản kiếm được từ 20 tỷ - 50 tỷ yên (175 triệu USD - 437 triệu USD) từ pin lithium-ion. Chính vì thế mà chi phí khắc phục sự cố là rất đáng kể".

Trong khuyến cáo tuần trước, Nokia cho biết họ sẽ đổi pin mới hoàn toàn miễn phí cho khách hàng. Toàn bộ chi phí sẽ do Nokia và Matsushita chia nhau cáng đáng, nhưng tỷ lệ cụ thể là bao nhiêu thì không bên nào tiết lộ.
Cho tới nay, Nokia đã nhận được báo cáo về khoảng 100 vụ pin nóng chảy trên toàn thế giới, nhưng rất may là không có ai bị thương. Tuy nhiên, nó vẫn gây ra một cơn giận dữ tại Ấn Độ, thị trường tiêu thụ điện thoại Nokia lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Nhiều khách hàng người Ấn đã kéo đến các đại lý của Nokia để mắng nhiếc và đổi pin mới.


Theo Forbes
 

NhatNguyen

New Member
Bản cập nhật mới nhất của iPhone có cải tiến WiFi và Camera?

1165_1783_400.jpg

Mặc dù bản cập nhật mới nhất của iPhone vẫn tồn tại một số vấn đề nhưng nhiều người sử dụng đã thông báo việc nhận tín hiệu Wifi và chức năng camera được cải thiện đáng kể sau khi cài đặt v1.0.2. Tuy Apple không nói cụ thể về mục “sửa lỗi” nhưng trên các diễn đàn khác nhau, nhiều người đang rất hào hứng với sự cải thiện về nhận tín hiệu Wifi và về bản cập nhật live video (đàm thoại có hình ảnh trực tiếp) của camera. Tuy nhiên, có thể những cải tiến này đơn giản chỉ do việc sử dụng khác nhau trước và sau cập nhật, vì vậy, tất cả là tùy vào bạn. Liệu các bạn có để ý đến bất cứ cải tiến nào từ khi cập nhật hay không, hay chỉ có nhà sản xuất mới biết đến điều này?

( theo AHA )
 

NhatNguyen

New Member
MobiFone gửi nhầm tin nhắn tặng cước

logoVMS.png

Mạng MobiFone vừa cáo lỗi về việc ngày 18/7 gửi nhầm tin nhắn với nội dung "tặng 50.000đ cước sử dụng/tháng x 3 tháng" vào thuê bao trả trước.

Theo đại diện mạng MobiFone, trong thời gian từ 3/7 - đến 30/9, Mobifone có chương trình khuyến mãi với các thuê bao trả sau: Trong ba tháng 7, 8, 9, mỗi tháng MobiFone sẽ tặng 50.000đ cước sử dụng.

Với những khách hàng đang sử dụng dịch vụ MobiFone trả trước sẽ không có sự khuyến mãi trên.

Tuy nhiên, một số thuê bao trả trước có nhận được thông tin "tặng 50.000đ cước sử dụng/tháng x 3 tháng".

Có những tin nhắn trên là do nhà cung cấp nhắn nhầm. Ngoài ra, có một số trường hợp số máy dùng thuê bao trả sau song chuyển sang thuê bao trả trước trong thời gian đó thì cũng sẽ nhận được tin nhắn như vậy.

Việc nhầm lẫn nói trên đã được phía nhà cung cấp MobiFone nhắn tin đến cáo lỗi với khách hàng của mình trong ngày hôm nay, 24/8.

vtc.vn
 

NhatNguyen

New Member
Palm Foleo sẽ bị trì hoãn


1162_1780_400.jpg

Điện thoại smartphone Foleo của Palm sẽ bị trì hoãn cho tới cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 tới cho một số lỗi với máy tính cài Linux. Trong nhiều trường hợp, Foleo không đồng bộ hoàn toàn với đa số các máy Treo của Palm -- đặc biệt là Treo 680. Foleo được ra đời trong hoàn cảnh hãng sản xuất Palm bị công kích vì đã để hệ điều hành PalmOS không hề thay đổi gì trong nhiều năm và quá dựa vào những thiết kế cũ trước đây từ thời máy Treo 600. Với Foleo, Palm dự định sẽ mang lại một thiết bị đọc và viết nội dung thuận tiện cho người sử dụng smartphone.

( theo AHA )
 

NguyenThanhTuan

Super V.I.P
Thông tin mobile ngày 27/08/2007

An ninh mạng di động chưa được quan tâm

(Theo Mobilenet) - Trước thực tế các doanh nghiệp và tổ chức IT áp dụng phương thức làm việc qua mạng ngày càng rộng rãi, Cisco và Liên Minh Bảo Mật Quốc gia (National Cyber Security Alliance - NCSA) đã tiến hành một nghiên cứu về hành vi của nhân viên khi sử dụng nó, với tâm điểm là an ninh mạng di động.

460.jpg

An ninh mạng di động chưa được quan tâm đúng mức

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề mà các công ty phải đương đầu khi chọn cách làm việc qua mạng với nhân viên nhằm tăng tính linh hoạt và hiệu quả làm việc. Nghiên cứu do InsightExpress thực hiện vào mùa xuân năm nay, với sự tham gia của 700 nhân viên ở các nước: Mỹ, Anh, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Singapore. Mặc dù kết quả cho thấy các công ty đang phải đối đầu với nhiều thách thức, nhưng nó cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp để đóng vai trò tiên phong trong việc bảo vệ nhân viên của mình, thông qua giáo dục và kiếm tìm giải pháp.

Đây là điều hết sức đúng đắn, nhất là trong bối cảnh phương thức làm việc qua mạng ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Theo báo cáo của IDC, từ nay đến năm 2009, số lượng nhân viên di động của Mỹ có thể chiếm tới hơn 70% lực lượng lao động nước này. Trong khi đó, báo cáo của Korn/Ferry International cho thấy 81% các vị lãnh đạo cấp cao ở các công ty trên thế giới hiện đang làm việc bằng hình thức nối mạng.

Nhận đinh về vấn đề này, Ron Teixeira, chủ tịch NCSA, tổ chức chuyên giáo dục về an ninh mạng, phát biểu: “Dù nghiên cứu này chỉ ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp, nhưng ta cũng phải công nhận rằng công nghệ di động và không dây là một phần tất yếu của cuộc sống. Điều quan trọng là người ta hoàn toàn có thể sử dụng internet và mạng di động một cách an toàn nếu như các doanh nghiệp tạo dựng một nền văn hoá sử dụng mạng trong đội ngũ nhân viên, giúp họ ý thức hơn về an ninh mạng và dạy họ cách bảo vệ chính mình.”

Có tới 3/4 (73%) số người sử dụng ĐTDĐ cho biết họ không nhận biết được những đe doạ về an ninh mạng trong khi làm việc. Có tới 28% thừa nhận họ “rất hiếm khi” quan tâm đến vấn đề này. Một số còn cho biết họ “chưa bao giờ” nghĩ cách làm thế nào để sử dụng mạng di động an toàn nhất và cũng không mảy may chú ý tới những rủi ro từ việc sử dụng mạng di động khi làm việc. Lí do thì vô vàn: “Tôi vội lắm”, “Tôi rất bận. Vả lại tôi còn phải lo hoàn thành công việc của mình.”, “An ninh mạng không phải là điều mà tôi quan tâm”, “Đấy là việc của dân IT, không phải của tôi.” v.v.

Theo Benson, giám đốc về giải pháp di động và không dây của Cisco, cách lí giải trên đây của người tiêu dùng đặt ra cho ngành công nghệ thông tin vấn đề phải cam kết với người tiêu dùng, và dạy họ về những hành vi đúng đắn khi sử dụng mạng di động. Ông nhấn mạnh: "văn hoá sử dụng mạng đúng đắn sẽ tạo ra hành vi đúng đắn".

“Xu hướng các doanh nghiệp sử dụng phương thức làm việc qua mạng không phải là một vấn đề quá lớn, và sẽ thực sự đơn giản nếu như có sự cam kết giữa ngành công nghệ thông tin với người tiêu dùng. Dù gì đi nữa, để việc sử dụng mạng di động trong công việc đạt được mục đích – linh hoạt, hiệu quả, và dễ điều khiển, nhân viên các công ty rất cần được bảo vệ đồng thời được giáo dục về cách sử dụng mạng an toàn. Đây là vai trò của ngành công nghệ thông tin và họ cần thể hiện một cách chủ động hơn so với trước kia.”

Những ví dụ tiêu biểu về hành vi mạo hiểm của nhân viên khi làm việc qua mạng di động:

Truy cập kết nối không dây trái phép

1/3 số nhân viên được hỏi tiết lộ họ đã từng ăn cắp kết nối không dây của hàng xóm hay lạm dụng những kết nối trái phép ở nơi công cộng. Nhiều nhất là nhân viên ở Trung Quốc (54%), tiếp đến là Đức (46%) và Hàn Quốc (44%).

Lí do chủ yếu cho những hành vi trên: “Tôi không biết tôi đang sử dụng kết nối của ai”; “Kết nối của tôi không dùng được”; “Họ không biết nên tôi nghĩ không có vấn đề gì”; “Tôi không muốn phải trả tiền cho kết nối của mình”.

Mở mail và attachment không rõ hoặc không xác định nguồn gốc


Gần một nửa (44%) số người được hỏi thừa nhận hành vi này. Tính riêng ở Trung Quốc, Ấn Độ và Vương quốc Anh, tỉ lệ này là hơn một nửa. Ngoài ra, 76% số nhân viên tham gia nghiên cứu cho rằng xác định những mail như thế này trên PDA hay smartphone khó hơn nhiều so với trên laptop vì màn hình của các thiết bị này nhỏ hơn.

Tuy nhiên, Jeff Platon, phó chủ tịch về giải pháp an ninh của Cisco, lạc quan cho rằng: “Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề về an toàn cho người sử dụng mạng di động. Tuy nhiên, chính giáo dục và liên kết mới là những biện pháp tiên phong mà ngành IT có thể áp dụng đối với vấn đề an ninh mạng, qua đó không ngừng tăng lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI). IT là tài sản chiến lược của các công ty cho sự biến đổi quy trình kinh doanh và tận dụng sức mạnh của sự hợp tác. Trước xu thế dùng mạng di động trong công việc ngày nay, việc các công ty đi tiên phong giáo dục nhân viên về những hành vi sử dụng mạng đúng đắn cần được coi là nguyên lý của bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình tiếp cận an ninh IT và quản lý rủi ro.”
 

NguyenThanhTuan

Super V.I.P
17 tuổi bẻ khóa iPhone


(Theo Mobilenet) - George Hotz cậu bé 17 tuổi ở Glen Rock, N.J., đã cùng với 2 người Nga và 2 người Mỹ hợp tác online suốt cả mùa hè để bẻ khóa Apple iPhone. Hotz khẳng định cậu đã phải mất 500 tiếng đồng hồ cho công việc này và cuối cùng cũng có thể đem chiếc điện thoại đó rao bán trên eBay với giá 2.000 USD.

230.jpg

George Hotz

Hotz đã có thể sử dụng iPhone trên hệ thống mạng của T-mobile, nhà cung cấp mạng duy nhất ngoài AT&T tương thích với công nghệ của iPhone. Hotz đã đưa thông tin này lên Blog của cậu cùng với video quay chiếc iPhone sử dụng mạng của T-mobile.

Bẻ khóa iPhone không phải là một công việc dễ dàng. Hotz cho biết việc này đòi hỏi thao tác phần mềm bằng tay và hàn khá phức tạp nên cậu phải mất khoảng 2 tiếng để làm việc này. Hotz đang có dự định sẽ giới thiệu các bước làm này cho tất cả mọi người trên Blog của cậu. Vì vậy, chúng ta hi vọng rằng các công ty hay các cá nhân có thể sẽ đổ xô vào kiếm tiền bằng cách bẻ khóa iPhone này. George Hotz sẽ học tại Học Viện Kĩ Thuật Rochester với chuyên ngành khoa học thần kinh.

Mới đây iPhone đã bị bẻ khóa hoàn toàn, sử dụng được với các hệ thống mạng nước ngoài bằng một phương pháp khác, liên quan đến sao chép dữ liệu của thẻ Subscriber Identity Module có chip điện tử nhận diện người đăng kí sử dụng dịch vụ mạng. Phương pháp này không đòi hỏi thao tác hàn nhưng lại cần các dụng cụ chuyên dụng. Ngoài ra phương pháp này không bẻ khóa iPhone mà mỗi chip điện tử SIM mới phải được cài đặt lại để sử dụng trên một chiếc iPhone cụ thể.

Ở Mỹ, hiện tại không có luật cấm bẻ khóa ĐTDĐ vì tháng 11 năm ngoái, bộ luật của cơ quan lập pháp Mỹ đã loại bỏ hành động này ra khỏi đạo luật Bản quyền Thiên Niên Kỉ Kỹ Thuật số.

Xem thêm Video Clip trên Youtube tại ĐÂY
 

Vietvnn

Super V.I.P
Thông tin mobile ngày 29/8/2007

Thông tin Mobile cập nhật 29/8

Hai chiếc điện thoại mới nhất của Hàn Quốc, Samsung Ultra Edition 12.1 (U700) và LG Shine (KU970), khá giống nhau về ngoại hình và tính năng. Khó mà biết được "mèo nào cắn mỉu nào".

Khi nói tới cuộc chạy đua của những chiếc điện thoại thời trang,tên tuổi đầu tiên mà bạn có thể nghĩ đến là Samsung và LG, hai nhà sản xuất điện thoại thành công nhất của Hàn Quốc. Nếu như Samsung có những đại diện ưu tú là dòng Ultra thì LG có điện thoại Chocolate và mới nhất nhất là dòng Shine.

sam1.jpg


Samsung U700 và LG Shine giống nhau về hình thức. Ảnh: Cnet.

Kiểu dáng

Cả LG Shine lẫn Samsung U700 đều có vẻ quyến rũ rất Hàn Quốc. U700 là một trong những điện thoại nắp trượt mỏng nhất thế giới với bề dày chỉ 12,1 mm. Toàn thân máy được bao bọc bởi lớp vỏ hợp kim sáng bóng kết hợp với những đường cong mềm mại khiến điện thoại trông mỏng manh hơn bình thường. Vẻ đẹp của U700 thực sự được bộc lộ ở chế độ standby, khi đó màn hình máy trông như một tấm gương phản chiếu.

Trong khi đó sản phẩm của LG lại mang một vẻ đẹp riêng với những đường nét cứng cáp. Cũng như U700, màn hình gương của KU970 là một trong những yếu tố giúp điện thoại “tỏa sáng”.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai chiếc điện thoại này nằm ở vỏ bọc kim loại của KU970. Nhìn qua, chiếc điện thoại của LG mang một nét đẹp có phần mạnh mẽ trong khi U700 lại quyến rũ như một cô gái.

sam2.jpg


Samsung U700 quyến rũ như một cô gái. Ảnh: Diaporama.

Thiết kế

Một chiếc điện thoại sẽ trở nên vô dụng nếu có một thiết kế thiếu hợp lý. Những yếu tố như kích thước, trọng lượng, tính thẩm mĩ... đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn điện thoại của người dùng.

U700 của Samsung có một thiết kế nhỏ nhắn, trọng lượng máy nhẹ hơn tạo cho người dùng cảm giác rất thoải mái khi cầm trong tay. Cho dù không có lớp vỏ bọc hoàn toàn bằng kim loại như KU970 tuy nhiên U700 vẫn chứng tỏ là một chiếc điện thoại đáng tin cậy với một cơ chế trượt cùng thân máy khá chắc chắn. Điểm yếu của U700 là vỏ máy dễ để lại dấu vân tay và các nút chỉnh volume được bố trí quá gần với khe cắm tai nghe.

Mặc dù có nặng hơn đối thủ đôi chút, nhưng bù lại, KU970 cho bạn một cảm giác rất chắc chắn với vỏ bọc bằng thép không rỉ. Cơ chế trượt của máy cũng tỏ ra không hề kém cạnh đối thủ. Tuy nhiên, cũng như U700, KU970 chỉ có một cổng duy nhất dùng chung cho tai nghe và sạc, thêm vào đó là các phím chức năng như volume, camera... được đặt ở cùng một bên hông máy tạo nên một sự chật chội không cần thiết.

sam3.jpg


LG Shine cho cảm giác chắc chắn với vỏ bằng thép. Ảnh: Cellphone.

Tính tiện dụng

Điều quan trọng nhất của một chiếc điện thoại không chỉ nằm ở hình dáng bên ngoài mà còn ở khả năng sử dụng của nó. Trước tiên, giao diện phải thân thiện với người dùng, có thể dễ dàng thực hiện cuộc gọi, nhắn tin và hơn nữa là có một màn hình đủ lớn, hoạt động tốt trong mọi điều kiện ánh sáng.

Giống như các điện thoại của Samsung, U700 là một chú "dế" khá dễ sử dụng. Máy được trang bị một màn hình rộng, có chất lượng cao và nhiều ứng dụng hữu ích. Tuy nhiên, điểm yếu của U700 nằm ở các phím cảm ứng. Các phím này đôi khi tỏ ra quá nhạy cảm, nhưng có lúc họ bắt bạn phải nhấn vài lần mới sử dụng được. Thêm vào đó, các ứng dụng của máy cũng tỏ ra chậm chạp và phải mất nhiều lần bấm để thực hiện một công việc đơn giản.

Với một màn hình LCD 2,2 inch có độ phân giải cao, KU970 có thể thỏa mãn mọi nhu cầu về hình ảnh của người dùng. Bạn sẽ nhanh chóng làm chủ được chú "dế" này bởi LG đã tạo cho máy một hệ thống menu đơn giản, dễ sử dụng. Tuy nhiên, thiết kế các phím softkey của Shine lại quá bé, gây khó chịu khi bấm, thêm vào đó là thanh cuộn (rolling bar) đôi khi còn bị treo.

sam4.jpg


LG Shine chỉ được trang bị máy ảnh 2 Megapixel. Ảnh: Letsgomobile.

Tính năng

Một chiếc điện thoại thời thượng dĩ nhiên không thể đi cùng với những công nghệ lạc hậu. Hoạt động đa băng tần, 3G, HSDPA, Wi-Fi, Bluetooth, A2DP... là những tính năng không thể thiếu của những chiếc điện thoại cao cấp ngày nay.

Có thể coi U700 là một điện thoại thực sự hoàn hảo trong tính năng. Bên cạnh một camera độ phân giải cao 3,2 Megapixel, điện thoại còn có một khe cắm thẻ nhớ microSD và hỗ trợ cấu hình A2DP Bluetooth stereo. Ngạc nhiên hơn, chiếc nắp trượt mỏng manh là vậy mà được trang bị công nghệ HSDPA, công nghệ cho khả năng truyền dữ liệu với tốc độ cao trên mạng 3G.

Trong khi đó, mặc dù được trang bị bộ nhớ trong “rủng rỉnh” hơn(512 MB), KU970 lại không có khe cắm cho thẻ nhớ ngoài. Camera chỉ có 2 “chấm” cũng là một điểm thua kém đối thủ. Bù lại, máy cũng được trang bị các tính năng cao cấp như 3G, HSDPA, A2DP và hỗ trợ giắc cắm tai nghe 3,5 mm.

sam5.jpg


U700 chiến thắng sít sao. Ảnh: Letsgomobile.

Trình diễn

Một chiếc điện thoại nếu không thể “sống sót” qua một ngày sử dụng sẽ chẳng bao giờ được ngó ngàng đến. Các yếu tố như dung lượng pin, chất lượng cuộc gọi, độ ổn định, tốc độ xử lý, đều đóng vai trò quyết định đến khả năng trình diễn của một chiếc điện thoại.

Chất lượng cuộc gọi của cả U700 và KU970 đều ở mức khá, âm thanh của loa ngoài đủ lớn khi thoại rảnh tay. Tuy nhiên, khả năng chơi nhạc của cả 2 máy chưa thực sự xuất sắc, âm thanh hơi nhỏ và mỏng. Dù sử dụng loại pin với dung lượng nhỏ hơn, nhưng KU970 vẫn cho thời gian sử dụng lên tới 2 ngày, không hề thua kém đối thủ của mình.

Đánh giá tổng quát

Samsung Ultra Edition 12.1 (U700) xứng đáng với một chiến thắng sít sao, tuy nhiên, LG Shine (KU970) cũng không hề tồi. Trong thực tế, với một thiết kế mềm mại, chiếc điện thoại của Samsung rất phù hợp với người dùng là phái đẹp, trong khi đó, LG Shine mạnh mẽ hơn là chiếc điện thoại phù hợp với các đấng mày râu.

Trần Tùng
 

Vietvnn

Super V.I.P
Hai tuần nữa điện thoại Google ra mắt?

Các báo về công nghệ của Ấn Độ đã đưa tin rằng điện thoại Google sẽ được giới thiệu ra thế giới vào hai tuần nữa. Trong khi đó, bản thân hãng chưa có lời đính chính nào.

ha1.jpg


Một hình mẫu Gphone. Ảnh: Mobilemag.​

Trang web Rediff.com nói rằng Google đã thương thảo với 3 nhà phân phối điện thoại di động hàng đầu tại Ấn Độ, Bharti Airtel và Vodafone Essar về việc cung cấp Gphone cho thị trường. Bài báo trên Rediff đã dẫn một nguồn tin rằng Gphone sẽ được giới thiệu lần lượt tại Mỹ và châu Âu.

Hiện tại, Google vẫn chưa bình luận gì về những lời bàn luận trên. Từ trước đến giờ, hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới này chưa bao giờ khẳng định sẽ phát triển một điện thoại cho riêng mình để cạnh tranh với Apple vì dường như việc này chẳng liên quan gì đến việc kinh doanh của họ.

Tuy nhiên, mới tuần trước Marissa Mayer, Phó chủ tịch mảng tìm kiếm của Google, đã phát biểu rằng chẳng có lý do nào ngăn cản họ phát triển một đối thủ của iPhone, khi bà đang giới thiệu ứng dụng tìm kiếm của Google trên chiếc điện thoại này.

Đức Thanh (theo Cnet)
 

Vietvnn

Super V.I.P
i-Mobile 903: Thoại bằng hai cách

Được thiết kế dạng thanh (candy bar), i-Mobile 903 có vỏ màu đen và được phủ bằng chất liệu chống trầy xước. Máy có kích thước vừa phải (106 x 47 x 17 mm) và trọng lượng là 88 gram.

i1.jpg


i-Mobile 903 màu đen, vỏ máy chống trầy xước. Ảnh: Siamphone.​

i-Mobile có màn hình TFT 262.144 màu, kích thước 41 x 31 mm, qua thử nghiệm, màn hình này cho chất lượng đáng khen ngợi, giao diện người dùng đẹp và dễ hiểu. Phía trên màn hình của 903 có một đèn led nhỏ màu xanh da trời báo tình trạng hoạt động. Trong khi đó, quanh thân máy có nhiều phím bấm nhanh cho chụp ảnh, chỉnh âm lượng/zoom, bộ đàm (Walkie Talkie) cùng các cổng cắm tai nghe, sạc pin/USB mini và khe cắm thẻ nhớ mở rộng microSD có nắp đậy.

Thông tin thị trường
i-Mobile 903 giá 3,49 triệu đồng. Linh kiện bán kèm bao gồm: tai nghe, thẻ nhớ 1GB, bao silicon, sách hướng dẫn...

Người dùng iMobile 903 chưa thể cài đặt GPRS/MMS tự động thông qua các nhà khai thác dịch vụ, máy có giao diện tiếng Việt.

Hệ thống phím bấm chính của 903 khá bình thường, trong khi đó chữ trên phím khá nhỏ bởi phải chứa cả ký tự Thái nên nhìn hơi rối.

Máy ảnh số nằm phía sau thân máy có độ phân giải 2 Megapixel cùng nhiều lựa chọn cho chụp ảnh. Máy ảnh không có đèn flash nhưng có gương tự chụp chân dung; máy cũng có khả năng quay video. Ảnh thử nghiệm chụp từ 903 có chất lượng tốt. Việc kích hoạt chức năng chụp ảnh và lưu ảnh được máy xử lý nhanh. Bên cạnh máy ảnh có một loa ngoài với chất lượng âm thanh chấp nhận được.

i2.jpg

Chiếc điện thoại này còn có chức năng như bộ đàm. Ảnh: Siamphone.​

Một trong những chức năng “đỉnh” của 903 mà chưa bao giờ thấy trong bất cứ model điện thoại di động nào tại Việt Nam là bộ đàm, i-Mobile gọi là Walkie Talkie. Thực tế, chúng ta vẫn thường nghe về chức năng push-to-talk, hoạt động như một máy bộ đàm nhưng phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ. Trong khi đó Walkie Talkie của 903 lại không phụ thuộc điều này nhưng tất nhiên, nó chỉ tương thích với các máy 903 khác - sau khi kết nối hai thiết bị, bạn có thể “bấm - gọi” như bộ đàm thông thường.

Theo nhà sản xuất, máy có thể thực hiện các cuộc bộ đàm trong bán kính khoảng 400 - 500 mét, nhưng trong quá trình thử nghiệm, chức năng này chỉ thực sự tốt trong bán kính khoảng 200 mét. Như vậy, với 903, ngoài các cuộc thoại qua dịch vụ của nhà khai thác di động, bạn có thể thoại “miễn phí” với những người khác cùng dùng 903 trong cự ly cho phép.

i-Mobile 903 cũng có nhiều chức năng giải trí tốt như nhạc số, video, radio FM. Đáng tiếc, không như người anh em i-Mobile 611, khi nghe FM, bạn vẫn phải dùng tai nghe làm anten. Một điều đáng tiếc khác là dù có SMS, MMS nhưng 903 lại không có e-mail. 903 có 128 MB bộ nhớ trong, cùng khe cắm thẻ nhớ mở rộng. Chức năng Bluetooth hỗ trợ A2DP cho tai nghe stereo không dây.

(Theo Thế Giới Vi Tính)
 

Vietvnn

Super V.I.P
Thông tin thiết bị số ngày 29/8/2007

Sony thêm máy quay và máy ảnh mới

Gần như cùng lúc với việc giới thiệu 2 model Cyber-shot thời trang, T70 và T200, Sony đã chính thức công bố DSC-H3, máy ảnh số phổ thông có thân hình của một chiếc D-SLR, và chiếc máy quay HDV chuyên nghiệp HVR-HD1000U.

H3.digi.jpg


Cyber-shot DSC-H3 có ngoại hình giống máy D-SLR. Ảnh: Digitaltrends.​

Trong lời giới thiệu về sản phẩm Sony Cyber-shot DSC-H3, nhà sản xuất đến từ xứ sở hoa anh đào cho biết, mẫu máy này nhắm tới đối tượng khách hàng là các bậc phụ huynh học sinh muốn ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ của con mình trong mùa tựu trường. Với độ phân giải của cảm biến là 8 Megapixel và ống kính có zoom quang 10x, các ông bố bà mẹ trẻ có thể thoải mái đứng từ xa ghi lại những hình ảnh ngộ nghĩnh của đứa con thân yêu trong ngày đầu tiên đến trường.

Máy có khả năng kết nối với các TV có độ phân giải HD, do đó, người dùng có thể xem ảnh trực tiếp trên màn hình lớn, với độ nét cao. Ngoài ra, Cyber-shot DSC-H3 còn được trang bị một màn hình LCD 2,5 inch, công nghệ dò tìm mặt tiên tiến, hệ thống ổn định ảnh quang, độ nhạy sáng tối đa 3.200 và hệ thống điều chỉnh độ phơi sáng Dynamic Range Optimizer của Sony. Sản phẩm sẽ có mặt trên thị trường từ tháng 9, với giá bán khoảng 300 USD.

3.DCresource.jpg

Ống kính của Cyber-shot DSC-H3 có zoom quang 10x. Ảnh: Dcresource.​

Tuần trước, Sony cũng đã tung ra dòng máy quay chuyên nghiệp HVR-HD1000U, có thiết kế theo kiểu phải đặt máy lên vai trong khi quay. Máy hỗ trợ cả hai định dạng video độ nét cao HDV và định dạng độ nét tiêu chuẩn DV, cho phép người dùng có thể quay khoảng 60 phút video HD trên một băng cassette 6 mm.

HVR-HD1000U được trang bị một ống kính đời cao Carl Zeiss Vario-Sonner T có zoom quang 10x và công nghệ Super SteadyShot có tác dụng ổn định ảnh. Ngoài khả năng chụp ảnh ở độ phân giải 6,1 Megapixel trong chế độ Photo, máy còn có thể chụp những bức ảnh 4,6 Megapixel ngay cả khi đang quay video.

mayquay.engadget.jpg

HVR-HD1000U hỗ trợ hai định dạng video HDV và DV. Ảnh: Engadget.​

Bên cạnh đó, HVR-HD1000U còn có các chế độ quay chậm và quay ban đêm. Bộ pin NP-F970 của máy có thể hoạt động liên tục trong khoảng 10 giờ. Ngoài ra, máy còn được trang bị khá nhiều cổng kết nối, như cổng USB, HDMI, iLINK và khe cắm thẻ nhớ Memory Stick Duo.

Vào tháng 12 tới, chiếc máy quay được Sony miêu tả là "lý tưởng cho việc quay video đám cưới, quay tự do, và quay video phục vụ giáo dục" sẽ có mặt trên thị trường,với giá bán vào khoảng 1.900 USD.

Anh Linh tổng hợp
 
Chỉnh sửa cuối:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top