Vietvnn
Super V.I.P
Điện thoại Trung Quốc giả 'dế' cao cấp
Lạ, rẻ, mới, nhiều tính năng độc đáo là những điểm mà các điện thoại Trung Quốc hiện đang có. Tuy nhiên, khi chọn mặt hàng này, người dùng phải chấp nhận chất lượng chập chờn và có khi chỉ dùng được trong thời gian ngắn.
Dưới đây là một số mẫu điện thoại Trung Quốc đang có trên thị trường Việt Nam. Điểm chung của những model này là giá rất rẻ, dưới 2 triệu đồng - nhưng lại có rất nhiều tính năng, như chụp ảnh, nghe nhạc... và đặc biệt là không có thương hiệu cụ thể. Một điểm đáng lưu ý nữa là thiết kế của các máy này giống y như những model cao cấp đã thành danh.
Mirror Z6
Mirror Z6 giống như Sony Ericsson Z610i. Ảnh: SGTT.
Model này có màn hình trong hiển thị được 262K màu, màn hình phụ sử dụng công nghệ OLED, dáng siêu mỏng. Về hình thức, Mirror Z6 giống hệt Sony Ericsson Z610i về vỏ gương và màu sắc. Điện thoại nghe được nhạc định dạng MP3 và xem phim MP4 (chuẩn 3GP). Người dùng có thể lấy nhạc trong máy làm nhạc chuông, chụp ảnh từ camera 1,3 Megapixel làm hình nền. Ngoài ra, có thể quay phim không giới hạn thời gian mà chỉ phụ thuộc vào dung lượng thẻ.
Đặc biệt, là điện thoại Trung Quốc, giá chưa tới 1,5 triệu đồng nhưng lại hỗ trợ tiếng Việt và loa ngoài khá lớn.
e-Mobile PDA
PDA "made in China" giống như O2. Ảnh: SGTT.
Là một thiết bị không tên nhưng model này đánh trúng tâm lý thích "chấm chấm, chọt chọt" của giới trẻ mà lại không tốn quá nhiều tiền. Về thiết kế thì máy giống O2 nhờ màn hình rộng, cảm ứng và bút chấm. Khi mới dùng, bạn sẽ thấy màn hình này khá nhạy, nhưng sau vài tháng thì nó xuống cấp một cách nhanh chóng. Bạn khó có thể tác động vào một ứng dụng nào trên đó.
Camera 1,3 Megapixel chụp ảnh chất lượng trung bình, máy hỗ trợ thẻ nhớ Transflash. Bên cạnh đó, các chức năng PDA trên máy không hấp dẫn nếu không nói là nghèo nàn. Giá tham khảo: 1,6 triệu đồng.
O2X
O2X màn hình 3 inch. Ảnh: SGTT.
Thiết bị này mang tên O2 nhưng không phải là O2, cũng "chấm chấm, chọt chọt" và có cả bàn phím nhưng chất lượng màn hình cảm ứng cũng chẳng hơn gì e-Mobile PDA. Màn hình rộng 3 inch, máy ảnh 1,3 Megapixel làm cho những người mới dùng choáng ngợp, nhưng dùng một thời gian thì các ứng dụng tỏ ra "khó bảo". Giá 1,6 triệu đồng chỉ đảm bảo hiệu quả sử dụng trong vài tháng.
8890
Điện thoại sử dụng 2 SIM cùng lúc. Ảnh: SGTT.
Đây là mẫu máy sử dụng 2 SIM cùng lúc với hai cột sóng riêng biệt nhưng không có tên hãng sản xuất. Được bán với giá 2,1 triệu đồng nhưng nó tỏ ra không xứng đáng với số tiền đó. Nhược điểm lớn nhất của nó là rất tốn pin và khá rắc rối khi người dùng phải chọn qua lại mạng nọ, mạng kia. Bên cạnh đó, phần mềm chạy chậm và màn hình cảm ứng lại không nhạy.
7360
7380 không có gì đặc biệt. Ảnh: SGTT.
Sản phẩm được bán với giá 1,45 triệu đồng cũng thuộc hàng "không tên" như 8890. Về hình thức thì nó không có gì đặc biệt, về tính năng cũng chẳng đáng nói. Duy chỉ có bộ nhớ trong 120 MB và hai loa ngoài nghe nhạc MP3 riêng biệt là đáng chú ý nhất.
MPEG4 Music
Trông giống như Vertu nhưng không phải. Ảnh: SGTT.
Giống như cái tên của nó, điện thoại MPEG4 Music có khả năng trình chiếu các file video, nghe nhạc MP3 và chụp ảnh. Trong đó, nghe nhạc và xem video thì còn chấp nhận được, riêng chụp hình thì chất lượng ảnh khá tệ. Về hình thức thì nó "nhái" kiểu dáng của Vertu - mặc dù không tinh xảo bằng. Cũng vì thế nên kiểu dáng của máy chấp nhận được, phù hợp với giới nữ. Giá khoảng 1,7 triệu đồng.
Bavapen B200
Bavapen B200 bộ nhớ trong 64 MB. Ảnh: SGTT.
Mặc dù cái tên khó đọc, nhưng B200 cũng được người dùng trong Nam biết đến. Về hình dáng thì B200 giống như Wellcom SM1 của Singapore mới vào Việt Nam. Về tính năng, nó hỗ trợ nghe nhạc, chụp ảnh, xem phim. Bộ nhớ trong 64 MB và được mở rộng bằng thẻ microSD (TransFlash) tới 1 GB, đặc biệt, loa ngoài khá tốt. Giá của B200 cao nhất trong số những model giới thiệu trong bài (2,5 triệu đồng), có lẽ vì "tuổi thọ" lâu hơn cả.
(Theo SGTT)
Lạ, rẻ, mới, nhiều tính năng độc đáo là những điểm mà các điện thoại Trung Quốc hiện đang có. Tuy nhiên, khi chọn mặt hàng này, người dùng phải chấp nhận chất lượng chập chờn và có khi chỉ dùng được trong thời gian ngắn.
Dưới đây là một số mẫu điện thoại Trung Quốc đang có trên thị trường Việt Nam. Điểm chung của những model này là giá rất rẻ, dưới 2 triệu đồng - nhưng lại có rất nhiều tính năng, như chụp ảnh, nghe nhạc... và đặc biệt là không có thương hiệu cụ thể. Một điểm đáng lưu ý nữa là thiết kế của các máy này giống y như những model cao cấp đã thành danh.
Mirror Z6
Mirror Z6 giống như Sony Ericsson Z610i. Ảnh: SGTT.
Model này có màn hình trong hiển thị được 262K màu, màn hình phụ sử dụng công nghệ OLED, dáng siêu mỏng. Về hình thức, Mirror Z6 giống hệt Sony Ericsson Z610i về vỏ gương và màu sắc. Điện thoại nghe được nhạc định dạng MP3 và xem phim MP4 (chuẩn 3GP). Người dùng có thể lấy nhạc trong máy làm nhạc chuông, chụp ảnh từ camera 1,3 Megapixel làm hình nền. Ngoài ra, có thể quay phim không giới hạn thời gian mà chỉ phụ thuộc vào dung lượng thẻ.
Đặc biệt, là điện thoại Trung Quốc, giá chưa tới 1,5 triệu đồng nhưng lại hỗ trợ tiếng Việt và loa ngoài khá lớn.
e-Mobile PDA
PDA "made in China" giống như O2. Ảnh: SGTT.
Là một thiết bị không tên nhưng model này đánh trúng tâm lý thích "chấm chấm, chọt chọt" của giới trẻ mà lại không tốn quá nhiều tiền. Về thiết kế thì máy giống O2 nhờ màn hình rộng, cảm ứng và bút chấm. Khi mới dùng, bạn sẽ thấy màn hình này khá nhạy, nhưng sau vài tháng thì nó xuống cấp một cách nhanh chóng. Bạn khó có thể tác động vào một ứng dụng nào trên đó.
Camera 1,3 Megapixel chụp ảnh chất lượng trung bình, máy hỗ trợ thẻ nhớ Transflash. Bên cạnh đó, các chức năng PDA trên máy không hấp dẫn nếu không nói là nghèo nàn. Giá tham khảo: 1,6 triệu đồng.
O2X
O2X màn hình 3 inch. Ảnh: SGTT.
Thiết bị này mang tên O2 nhưng không phải là O2, cũng "chấm chấm, chọt chọt" và có cả bàn phím nhưng chất lượng màn hình cảm ứng cũng chẳng hơn gì e-Mobile PDA. Màn hình rộng 3 inch, máy ảnh 1,3 Megapixel làm cho những người mới dùng choáng ngợp, nhưng dùng một thời gian thì các ứng dụng tỏ ra "khó bảo". Giá 1,6 triệu đồng chỉ đảm bảo hiệu quả sử dụng trong vài tháng.
8890
Điện thoại sử dụng 2 SIM cùng lúc. Ảnh: SGTT.
Đây là mẫu máy sử dụng 2 SIM cùng lúc với hai cột sóng riêng biệt nhưng không có tên hãng sản xuất. Được bán với giá 2,1 triệu đồng nhưng nó tỏ ra không xứng đáng với số tiền đó. Nhược điểm lớn nhất của nó là rất tốn pin và khá rắc rối khi người dùng phải chọn qua lại mạng nọ, mạng kia. Bên cạnh đó, phần mềm chạy chậm và màn hình cảm ứng lại không nhạy.
7360
7380 không có gì đặc biệt. Ảnh: SGTT.
Sản phẩm được bán với giá 1,45 triệu đồng cũng thuộc hàng "không tên" như 8890. Về hình thức thì nó không có gì đặc biệt, về tính năng cũng chẳng đáng nói. Duy chỉ có bộ nhớ trong 120 MB và hai loa ngoài nghe nhạc MP3 riêng biệt là đáng chú ý nhất.
MPEG4 Music
Trông giống như Vertu nhưng không phải. Ảnh: SGTT.
Giống như cái tên của nó, điện thoại MPEG4 Music có khả năng trình chiếu các file video, nghe nhạc MP3 và chụp ảnh. Trong đó, nghe nhạc và xem video thì còn chấp nhận được, riêng chụp hình thì chất lượng ảnh khá tệ. Về hình thức thì nó "nhái" kiểu dáng của Vertu - mặc dù không tinh xảo bằng. Cũng vì thế nên kiểu dáng của máy chấp nhận được, phù hợp với giới nữ. Giá khoảng 1,7 triệu đồng.
Bavapen B200
Bavapen B200 bộ nhớ trong 64 MB. Ảnh: SGTT.
Mặc dù cái tên khó đọc, nhưng B200 cũng được người dùng trong Nam biết đến. Về hình dáng thì B200 giống như Wellcom SM1 của Singapore mới vào Việt Nam. Về tính năng, nó hỗ trợ nghe nhạc, chụp ảnh, xem phim. Bộ nhớ trong 64 MB và được mở rộng bằng thẻ microSD (TransFlash) tới 1 GB, đặc biệt, loa ngoài khá tốt. Giá của B200 cao nhất trong số những model giới thiệu trong bài (2,5 triệu đồng), có lẽ vì "tuổi thọ" lâu hơn cả.
(Theo SGTT)