Thông tin mobile ngày 17/12/2007
Điện thoại thông minh - Công nghệ và thực tiễn
(PV News Daily) - Từ ý tưởng ban đầu, những chiếc điện thoại thông minh ra đời, trải qua một quá trình hoàn thiện, từ tên gọi cho tới những tính năng cao cấp, khiến người sử dụng ngày một thêm hài lòng. Tuy nhiên, với các nhà thiết kế, điều đó là chưa đủ. Công nghệ hiện đại phát triển, đòi hỏi họ phải sáng tạo không để thỏa mã tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Từ những cái tên
Trong quá khứ, thiết bị cầm tay được đặt tên theo công nghệ nền tảng của nó. Như điện thoại cầm tay ở Mỹ, hay một thiết bị to lớn có thể mang theo, được giải thích bằng tiếng Pháp là Le portable (có thể mang đi). Còn tại Nhật Bản, nó là Keitai denwa, điện thoại di động, hay chỉ đơn giản là keitai. Tại Trung Quốc, nó là Sho ji, hay “máy cầm tay”, nhưng chiếc điện thoại di động ban đầu được biết đến nhiều hơn là dageda, nó có nghĩa đen là “ông chủ”. Cái tên này có liên quan đến Hội Tam Hoàng của điện ảnh Hongkong, những người thường được thấy luôn mang theo điện thoại di động trước khi chúng trở nên phổ biến.
Trong những năm 1990, Nokia của Phần Lan chiếm ưu thế trong các thiết bị cầm tay, nó được gọi là Kannykka, và thực sự có liên quan đến sự mở rộng của bàn tay, hay một bàn tay kéo dài. Đây là một cách ghi nhanh cho “thông minh trong tầm tay”, một khái niệm mà Motorola nhanh chóng đăng ký thương hiệu là “thông minh ở mọi nơi”.
Điện thoại thông minh là một chiếc điện thoại di động được tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất, đưa ra những giải pháp nhanh chóng và thuận tiện nhất cho người sử dụng. Không có một tiêu chuẩn kỹ thuật nào cho điện thoại thông minh. Những chiếc điện thoại thông minh thường sử dụng một hệ điều hành hoàn chỉnh với giao diện và nền tảng được chuẩn hóa do các nhà phát triển ứng dụng cho chúng.
Công nghệ nói chung luôn nhằm mục đích phục vụ con người, khiến cuộc sống ngày một trở nên tiện nghi hơn. Các thiết bị công nghệ cũng ngày một trở nên “thông minh” và từ đó khái niệm về điện thoại thông minh ra đời. Tuy nhiên, đó mới chỉ là khái niệm. “Điện thoại thông minh” hay tiếng Anh là “smartphone” hiện vẫn gây rất nhiều cuộc tranh cãi xung cái tên của nó, làm tốn không ít giấy mực của báo giới và những người yêu công nghệ.
Điện thoại thông minh là một chiếc điện thoại di động được tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất, đưa ra những giải pháp nhanh chóng và thuận tiện nhất cho người sử dụng. Không có một tiêu chuẩn kỹ thuật nào cho điện thoại thông minh. Những chiếc điện thoại thông minh thường sử dụng một hệ điều hành hoàn chỉnh với giao diện và nền tảng được chuẩn hóa do các nhà phát triển ứng dụng cho chúng.
Công nghệ và thực tiễn
Công nghệ là cơ sở để phân đoạn thị trường cho đến tận những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Cơ sở này đi cùng với quá trình thâm nhập tốc độ chậm, công nghệ và giá cả định hướng kinh doanh.
Trong những năm 1980, sự thay đổi của điện thoại cục gạch Motorola chiếm phần lớn danh mục sản phẩm, đầu tiên là thị trường doanh nghiệp, đến một phạm vi nhỏ trong các phân đoạn thích hợp với người tiêu dùng cao cấp. Ngày nay, giá cả và khả năng đặc tính tiếp tục thống trị phân đoạn theo công nghệ.
Cấp thấp: Điện thoại giá rẻ cho khách hàng mới
Điện thoại di động low-end (điện thoại giá rẻ) thường có một màn hình nhỏ, kích thước và trọng lượng từ nhỏ đến trung bình. Những chiếc điện thoại này nhằm hướng đến những khách hàng mới, thị trường dịch vụ trả trước và những người mà thu nhập sau thuế ở mức thấp hơn.
Trong những năm vừa qua, những nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực di động như Nokia và nhỏ hơn như LG đã tăng thêm các mẫu mới trong phân đoạn cấp thấp. Nguyên nhân của hành động đó một phần bởi sự suy giảm cấu trúc giá ở Trung Quốc, nhưng nó đồng thời đưa đến một vị trí chắc chắn ở Ấn Độ, các thị trường mới nổi lên ở châu Mỹ La Tinh và châu Á, các nền kinh tế chuyển đổi ở châu Âu.
Những năm gần đây, thị trường di động chứng kiến sự thành công của dòng điện thoại cấp thấp, khi người tiêu dùng tỏ ra hứng thú với những chiếc điện thoại giá thành rẻ với các chức năng nghe gọi cơ bản. Tuy nhiên, xu hướng này được nhiều chuyên gia trên thế giới đánh giá là ngắn hạn. Những chiếc điện thoại tích hợp nhiều chức năng vẫn được coi là xu hướng của tương lai.
Cấp trung: Thị trường thay thế đang tăng trưởng
Phân đoạn thị trường bậc trung cho những người sử dụng lâu năm hơn và đặc biệt là thị trường thay thế đã tăng trưởng tới mức bão hòa.
Nhiều kiểu mẫu được đưa ra giới thiệu hơn. Chúng nhiều tính năng hơn, thiết kế gắn với lao động nhiều hơn, màn hình hiển thị lớn hơn. Thị trường bậc trung cũng tạo ra sự tăng trưởng cho các nhóm thiết bị di động chức năng, bao gồm các máy trò chơi, nghe nhạc MP3, điện thoại tích hợp quay phim, chụp hình. Thị trường này vẫn giữ một lượng khách hàng khá ổn định trong thời gian dài, không có dấu hiệu về sự thay đổi nào đáng kể.
Cấp cao: Phân đoạn khách hàng cấp cao nhằm hướng tới những chuyên gia, những khách hàng đầu tiên trong các thị trường tiêu dùng và những khách hàng doanh nhân trong thị trường doanh nghiệp.
Nó được đặc trưng bởi hai dòng máy. Nhiều người sử dụng là doanh nhân và những người có ảnh hưởng tới xã hội có xu hướng mang theo mình những chiếc điện thoại phong cách (Nokia 7650, Samsung V200).
Điện thoại thông minh (smartphone): Dòng điện thoại này nhắm tới đối tượng người tiêu dùng cấp cao, những người dùng chuyên nghiệp và kinh doanh.
Điện thoại thông minh thực chất là một chiếc điện thoại với các chức năng của thiết bị trợ giúp số cá nhân (PDA), trong khi đó PDA được nhìn nhận như những thiết bị PDA và chức năng thứ 2 duy nhất là điện thoại. Những chiếc điện thoại thông minh ban đầu cung cấp nội dung và trình duyệt web. Chúng sử dụng các chuẩn, các hệ điều hành và các giao thức giao tiếp mới (máy tính cá nhân bỏ túi, giao thức ứng dụng không dây wap, và đồng bộ với các thiết bị khác). Dòng điện thoại này có sự tăng trưởng lớn và đầy tiềm năng mở rộng.
Chiếc điện thoại thông minh đầu tiên có tên là “Simon” do IBM sản xuất năm 1992 và cùng năm đó được giới thiệu tại COMDEX – triển lãm công nghệ máy tính tại Las Vegas bang Nevada, Mỹ. Năm 1993, sản phẩm này chính thức được tung ra thị trường và được cung cấp bởi BellSouth.
Chiếc Nokia 9000, sản xuất năm 1996, được đánh giá là một thiết bị truyền thông (communicator). Nhiều người cho rằng đây là thiết bị đầu tiên xứng đáng với tên gọi “smartphone”.
Từ dự án Newton huyền thoại của Apple trong những năm 1980, cả các nhà cung cấp điện thoại di động và những người thúc đẩy công nghệ thông tin đã cố gắng tạo ra chiếc điện thoại thông minh đầu tiên cho thị trường đại chúng, bình dân. Điển hình là điện thoại thông minh có màn hình hiển thị lớn hơn, yếu tố kiểu dáng và thêm nhiều tính năng hơn, từ máy SPVPV của Orange đến điện thoại P800 của Sony Ericsson.
Ericsson cũng góp mặt với sản phẩm Ericsson R380, được giới thiệu như một điện thoại thông minh. Tuy nhiên, mẫu điện thoại này không thể sử dụng phần mềm của các hãng phát triển phần mềm riêng biệt khác.
Chiếc Nokia 9210 được giới chuyên môn cho là một chiếc điện thoại thông minh theo đúng nghĩa. Tuy nhiên, Nokia lại quy nó vào dòng điện thoại Communicator.
Mẫu điện thoại Nokia 7650, được giới thiệu vào năm 2001, được giới truyền thông cho là một mẫu điện thoại thông minh, và được ghép cái tên “smartphone” trên website chính thức của Nokia. Tuy nhiên, trong bảng thông cáo báo chí của Nokia thì nó lại được quy là “chiếc điện thoại chụp hình - imaging phone”.
Những rắc rối về định nghĩa smartphone chỉ thực sự có dấu hiệu chấm dứt khi Microsoft tung ra một hệ điều hành riêng cho điện thoại di động và được giới thiệu dưới cái tên: “Microsoft windows powered Smartphone 2002” (Hệ điều hành Microsoft Windows dành riêng cho điện thoại thông minh - phiên bản 2002).
Hơn một tỷ chiếc điện thoại tích hợp máy ảnh được “xuất xưởng” năm 2008, điện thoại thông minh - phân khúc cao hơn của thị trường này với các tính năng hỗ trợ e-mail và văn phòng chiếm 10% trong tổng số này, vào khoảng 100 triệu sản phẩm được bán ra. Đó là những con số khẳng định sự “xu hướng smartphone” trong tương lai.
Điện thoại thông minh thực chất là một chiếc điện thoại với các chức năng của thiết bị trợ giúp số cá nhân (PDA), trong khi đó PDA được nhìn nhận như những thiết bị PDA và chức năng thứ 2 duy nhất là điện thoại.
Các thiết bị cạnh tranh
Từ cuối những năm 1990, đã xuất hiện nhiều sự hợp nhất và hội tụ trong các thiết bị di động khác và các nhà sản xuất muốn đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hiện nay, danh mục chính bao gồm PDA, Pocket PC, máy tính bảng, và máy tính xách tay.
Ngoài lịch, sổ địa chỉ và các tính năng tổ chức khác, thiết bị PDA di động còn mỏng và nhẹ, có màn hình màu với độ phân giải cao. Phân đoạn này bao gồm hai loại thiết bị. Thiết bị đầu tiên cung cấp kết nối không dây thông qua các khối thiết bị lắp bổ sung (handspring, visor). Thiết bị thứ hai cung cấp cho các thiết bị PDA khả năng kết nối gắn kèm (Sagem WA3040, Trium Mondo).
Với máy tính bảng và máy tính xách tay, kết nối không dây được thực hiện bởi thiết bị chuyển đổi tín hiệu và gần đây hơn là giải pháp tích hợp. Hệ điều hành bao gồm Windows, Windows ce và Linux. Cung cấp khả năng tương tự như máy tính xách tay, máy tính dạng bảng cho phép tất cả dữ liệu đầu vào được thực hiện thông qua màn hình. Là sự kết hợp giữa máy tính xách tay và PDA, máy tính dạng bảng có kích thước bằng quyển tạp chí đã được sử dụng làm sách điện tử.
Về cơ bản, thì từ máy tính để bàn cỡ nhỏ, máy tính cá nhân xách tay hỗ trợ các phương tiện phục vụ văn phòng di động, cung cấp thiết bị kích thước bỏ túi, trọng lượng nhẹ cho tới máy tính xách tay kích thước bình thường (như Jorrnada 820 của HP và Mobilon của Sharp), các chức năng của chúng tương tự nhau nên việc phân biệt giữa máy tính xách tay cấp thấp và các máy tính cá nhân cầm tay đang dần trở nên không rõ ràng.
Những chiếc điện thoại thông minh - những chiếc điện thoại với đầy đủ những tính năng cao cấp, những công nghệ hiện đại tích hợp nhằm mục đích phục vụ con người sẽ vẫn còn phát triển, vẫn còn một chặng đường dài phát triển phía trước.
Theo Mobilenet