Hiệu ứng iPhone
(Theo Mobilenet) - T
rong khi người Mỹ “bội thực” với những thông tin ra mắt của iPhone thì ngành công nghệ viễn thông của Hàn Quốc và Nhật Bản lại chào đón “chú dế hào nhoáng” này với những cái ngáp dài chán nản.
Trong những nước bão hòa về công nghệ, ĐTDĐ đã có thể chơi nhạc số, video game và thu truyền hình vệ tinh. Vì thế, người ta lo ngại rằng các nhà sản xuất châu Á sẽ coi thường “sức mạnh” của “chú dế thông minh” iPhone.
Châu Á đối phó với iphone...
Bằng chứng là các nhà sản xuất ĐTDĐ ở các nước này đã bắt đầu ồ ạt tung ra các mẫu điện thoại tương tự iPhone của riêng mình. Cuối năm nay, Samsung sẽ trình làng chiếc Ultra Smart F700 với màn hình cảm ứng lớn hiển thị các dòng biểu tượng như iPhone đã có. Ngoài ra, Samsung còn có một sản phẩm khá "đắt khách" tại Mỹ như BlackJack - chiếc smartphone giá 200 USD sử dụng Windows Mobile, và UpStage - một sản phẩm mà ở mặt này là chiếc điện thoại còn mặt kia là máy nghe nhạc MP3. LG Electronics cũng bắt đầu bán một chiếc smartphone có khả năng xem các trang web trên giao diện rộng tại Italia. Pantech, hãng ĐTDĐ bán hầu hết các sản phẩm của mình tại Mỹ dưới tên thương hiệu của các nhà cung cấp mạng, cũng sẽ trình làng chiếc smartphone màn hình cảm ứng đầu tiên vào mùa thu năm nay.
Không chịu kém cạnh, Sony Ericsson dự kiến sẽ ra mắt chiếc Walkman mới nhất, W960i, với màn hình cảm ứng và bộ nhớ chứa được 8000 bài hát trong vài tháng tới. Còn N95 của Nokia hiện đang là đối thủ cạnh tranh gần gũi nhất với iPhone tại Mỹ. Không dừng lại ở đó, hãng này còn có ý định sản xuất một chiếc ĐTDĐ màn hình cảm ứng có tên là Aeon. Và trong dòng chảy ồ ạt của những “chú dế thông minh”, mùa hè này, Motorola sẽ bắt đầu bán Razr 2. Được nâng cấp với hệ điều hành Linux và trìnhduyệtWebtrêngiaodiệnrộng.Kẻkếtrình duyệtWebtrêngiaodiệnrộng.Kẻkếduyệt Web trên giao diện rộng. Kẻ kế vị của “lão làng” Razr nổi tiếng một thời sẽ trở thành sản phẩm chiến lược của Motorola trong thời gian tới đây.
Yi Seung-soo, một nhà thiết kế ĐTDĐ ở Pantech, phát biểu: “Nếu iPhone thay đổi những quy tắc trong thị trường ĐTDĐ thì chúng tôi sẽ phải thích ứng kịp thời. Chúng tôi có thể tận dụng lợi thế của người đi sau”. Đó là phương pháp mà giới công nghệ Hàn Quốc đã sử dụng khi iPod thay đổi thị trường máy nghe nhạc - nhanh chóng phát triển các sản phẩm tương tự có giá rẻ hơn và lại chứa đựng một vài đặc điểm vượt trội. Chiến lược này mặc dù không thể làm giảm sự thống trị của iPod tại Mỹ, nhưng ít nhất các nhà sản xuất châu Á cũng đã “kiếm” được chút đỉnh tại thị trường nội địa.
...Dù iPhone chưa thể có mặt tại châu Á
Lúc này, mối quan tâm của các nhà sản xuất vẫn hướng về nước Mỹ, nơi iPhone “xuất đầu lộ diện” vào ôm thứ 6. Dù Apple sẽ không đưa “chú dế cưng” của mình sang châu Á cho tới năm 2008, nhưng không ít người cho rằng, chưa chắc iPhone đã có thể xâm nhập được vào những thị trường như Hàn Quốc, Nhật..., nơi khách hàng thường bỏ ra nhiều tiền để mua một chiếc điện thoại nhỏ nhắn xinh xắn với đầy đủ chức năng chứ không phải là những chiếc smartphone cồng kềnh hay BlackBerry. Tuy nhiên, dù thành công của iPhone có thể chỉ giới hạn tại Mỹ thì đó cũng đã là thất bại của các công ty điện tử Hàn Quốc vì họ sẽ bị giảm đáng kể lượng xuất khẩu sang Mỹ. Cụ thể là, Apple có thể kết thúc sự thống trị của Hàn Quốc tại thị trường ĐTDĐ Mỹ, nơi một chiếc điện thoại có giá lớn hơn hoặc bằng 100 USD đang mang lại lợi nhuận khổng lồ.
Với Apple, thách thức lớn nhất là thuyết phục người Mỹ chi 500 USD hoặc 600 USD cho một chiếc iPhone. Tuy nhiên, hãng vẫn tham vọng “chú dế” này sẽ nằm trong tay 1% người sử dụng ĐTDĐ trên thế giới - khoảng 10 triệu người - vào cuối năm tới.
Về phần mình, Samsung đã sẵn sàng
“Chúng tôi đưa ra những sản phẩm khác nhau cho các phân khúc thị trường khác nhau, chứ không chỉ một sản phẩm bao trùm”, - PetePete Skarzynski, Phó Chủ tịch phụ trách Chiến lược của Samsung Telecommunications Mỹ nói.
Các nhân viên của Samsung thì cho rằng ĐTDĐ Samsung bền hơn và hoạt động tốt hơn iPhone. Tuy nhiên, nếu iPhone thành công, bài học sẽ là chỉ riêng công nghệ sẽ không đủ thu hút người tiêu dùng. Và như vậy, Apple sẽ dẫn ngành ĐTDĐ vào một giai đoạn mới, nơi thành công phụ thuộc vào các đặc điểm bên ngoài của chiếc điện thoại như dễ tải nhạc và video cũng như hệ điều hành dễ sử dụng.
“Về mặt công nghệ, iPhone không phải quá tiên tiến”, - S. Jay Yim, Phó chủ tịch marketing của Pantech, nhận định. “Tuy nhiên, Apple có ưu thế vượt trội trong nội dung và phần mềm. Những chiếc ĐTDĐ trông giống PC nhiều hơn và phần mềm trở nên vô cùng quan trọng”.
Vì vậy, theo tiến sỹ Yim, sự thổi phồng xung quanh “chú dế” thông minh này có thể mở ra một xu hướng mới cho thị trường. “Trước đây, người tiêu dùng Mỹ chỉ trả khoảng 300 USD cho một chiếc điện thoại. Nếu Apple có thể thay đổi được thói quen mua sắm của họ, điều đó cũng sẽ rất có lợi cho chúng tôi”, Yim nói.
iPhone chạm ngõ Châu Á
(Theo Mobilenet) -
Mặc dù chưa có thông tin chính thức khi nào iPhone sẽ tới châu Á nhưng giới truyền thông đang “xì xào” bàn tán về một kế hoạch chọn đại lý phân phối iPhone của Apple cho thị trường Trung Quốc cũng như ra mắt iPhone tại Nhật vào cuối năm 2008.
Theo những lời đồn đại, đại lý này là Shenzhen Aishide Industry Company - cũng đồng thời là đại lý của Samsung tại Trung Quốc. Tuy nhiên, cả Apple Trung Quốc lẫn Aishide đều từ chối xác nhận thông tin trên.
Còn một tạp chí được xuất bản tại Tokyo thì nói rằng iPhone sẽ sớm đến Nhật nhưng Apple cũng chưa hề đề cập tới vấn đề này. Đây có vẻ như là 2 thị trường khá tiềm năng và rộng lớn để iPhone tiến hành kế hoạch bành trướng toàn cầu của mình sau Mỹ và châu Âu.
iPhone là sản phẩm chiến lược quan trọng nhất của Apple trong thời điểm này. Dự kiến, “chú dế thông minh” sẽ “hạ cánh” xuống thị trường châu Âu vào nửa cuối năm 2007 và năm tiếp theo mới đến lượt châu Á. Giá của iPhone tại bắc Mỹ là từ 500 USD đến 600 USD.
Người dùng iPhone chưa phải lo bảo mật
Hàng trăm nghìn người dùng iPhone sẽ chưa phải mất ăn mất ngủ về chuyện bảo mật cho con dế đắt đỏ này, ít nhất là trong tương lai gần.
"Có thể người ta sẽ tìm thấy nhiều lỗ hổng, cũng có thể hacker sẽ khai thác những lỗ hổng zero-day, tuy nhiên, khả năng mà những nguy cơ này gây ảnh hưởng trên diện rộng là rất thấp", chuyên gia Eric Chien của Symantec nhận định.
Trên thực tế, việc Apple quyết định giữ kín như bưng cấu tạo, thiết kế của iPhone trong suốt quá trình phát triển tuy gây khó khăn cho các hãng phần mềm trong việc xây dựng ứng dụng tương thích, nhưng nó lại tăng cường tính an toàn và giảm thiểu rủi ro cho người dùng.
Nói một cách hình tượng, thì người dùng đã được "cất trong một môi trường hộp kín, ngăn chặn tất cả các mã độc tiếp cận hệ thống". Bên cạnh đó, iPhone còn có hệ thống nâng cấp tự động, cho phép download và cài đặt các bản vá lỗi rất nhanh.
Tuy nhiên, không phải chuyên gia nào cũng tỏ ra lạc quan như Eric Chien. Nhiều người không hề giấu giếm sự hoài nghi của mình về khả năng "phòng thủ trước hacker" của iPhone, mà Todd Thiemann của Trend Micro là một thí dụ.
Khó mà lạc quan
"Tại thời điểm này thì đúng là iPhone phải đối mặt với ít nguy cơ hơn những mẫu smartphone đối thủ, nhưng triển vọng lâu dài thì không được như vậy.
Nên nhớ rằng trong giới hacker đang diễn ra một cuộc đua xem ai bẻ khóa iPhone đầu tiên. Sự nổi tiếng của iPhone giống như một sự khiêu khích và thách thức giới hacker vậy".
Để cạnh tranh được với những mẫu smartphone đa năng, đa ứng dụng hiện hành trên thị trường, Apple bắt buộc phải "mở cửa iPhone", tức là cho phép các hãng thứ ba tiếp cận với con dế này để phát triển ra ứng dụng tương thích.
Nhưng việc làm đó cũng đồng nghĩa với việc "tung hê" tất cả ra trước bàn dân thiên hạ, và hacker muốn tấn công cũng không phải là chuyện khó khăn.
"Yếu tố then chốt lúc này là Apple sẽ mở cửa iPhone đến mức nào", ông Thiemann nhận định. "Tất nhiên smartphone tiềm ẩn nguy cơ lớn hơn điện thoại thông thường, nhưng xu hướng chung là người dùng ngày càng ưa chuộng những con dế thông minh".
Nếu iPhone cất cánh và giành được thị phần đáng kể - đúng như mong muốn của Apple, thì tất yếu sẽ kéo theo một làn sóng hacker muốn kiếm chác từ đây. Chúng sẽ đẻ ra vô số các malware tấn công và khai thác con dế này.
Apple và iPhone nano
(Mobilenet) - Apple sẽ thay thế máy nghe nhạc iPod Nano MP3 bằng một model ĐTDĐ Nano vào cuối năm nay.
Apple sẽ tiếp tục dùng dây chuyền sản xuất và các ứng dụng văn phòng mà hãng đã dùng với iPhone, nhưng sản phẩm mới sẽ có giá rẻ hơn.
Nói theo cách khác, iPod Nano sẽ được biến hóa vào trong ĐTDĐ. Theo nhà phân tích Kevin Chang của công ty nghiên cứu Morgan: “Chúng tôi tin rằng đây sẽ là một dấu ấn đậm nét khi Apple cho ra mắt model ĐTDĐ này để thay thế iPod Nano”
ĐTDĐ Nano sẽ có giá khoảng 300 USD hoặc thấp hơn. Nếu so sánh với giá của iPhone thì rẻ hơn đáng kể.
Apple có thể bán 30-40 triệu ĐTDĐ Nano sau khi ra mắt trong năm nay.
Dân nghiền iPhone họp trại sáng tác phần mềm
300 chuyên gia phát triển chương trình web tụ tập với nhau để chia sẻ mã, thiết kế được gần 500 ứng dụng và game cho iPhone, như trình soạn thảo văn bản gOffice cho phép tạo tập tin Microsoft Word.
Cuối tuần qua, hàng trăm người đã họp nhau trong một phòng lớn của hãng Adobe System (San Francisco, Mỹ), nhưng không khí rất yên tĩnh vì họ tập trung hack trình duyệt Safari và nhiều việc khác. Sau đó, họ tham gia vào các hoạt động nhóm. Đây là chương trình kêu gọi sự tham gia tình nguyện và cổ vũ cho các ứng dụng mã mở.
Joe Hewitt, người phát triển trình duyệt mã mở "Cáo lửa" Firefox cũng tham gia viết game Tilt cho iPhone. Trò chơi này có một nhân vật nhỏ xíu (mô hình vẽ ở tấm giấy trong ảnh) làm nhiệm vụ bắt các vật đang rơi, yêu cầu người chơi phải nghiêng điện thoại từ dạng đứng sang dạng nằm ngang. Anh nhận được giải thưởng tại trại sáng tác vì chia sẻ mã cho đồng đội viết ứng dụng iPhone. Trước đó, Hewitt còn hack giao diện của chiếc điện thoại cảm ứng này.
Jason Cline và Par Lindhe (từ phải sang) cùng nhau tối ưu hóa các chức năng chat cho iPhone.
gOffice là ứng dụng xử lý văn bản trên nền web, cho phép người sử dụng tạo file Microsoft Word trên iPhone và lưu nó bằng cách gửi qua e-mail.
Các đoạn mã được chia sẻ rộng rãi trong iPhoneDevCamp. Gần 500 ứng dụng trong đợt sáng tác này được đăng lên website chung của họ.
Một nhóm liên kết tất cả các iPhone lại để trình diễn văn bản, ảnh và màu sắc.
Danese Cooper, "thủ lĩnh" mã mở của Intel, rất hâm mộ hoạt động của trại sáng tác. Cooper đã mua một chiếc iPhone nhưng gặp trục trặc với mạng EDGE và bàn phím ảo.
VNExpress.net